Phát huy tính tự lực hoạt động học tập Vật lí của học sinh

Một phần của tài liệu soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 (Trang 32 - 33)

1.4.5.1. Đảm bảo cho học sinh có điều kiện thuận lợi để tự lực hoạt động

HS lâu nay quen thụ động, ít tự lực suy nghĩ, rụt rè, lúng túng, cho nên GV cần động viên, khuyến khích, giúp đỡ sao cho HS mạnh dạn tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến riêng của mình.

Ngoài ra, tạo điều kiện để HS có thể tự lực giải quyết thành công những nhiệm vụ được giao. GV phân chia bài học thành những vấn đề nhỏ phù hợp với trình độ HS để HS tự lực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức với sự cố gắng vừa phải.

Bên cạnh đó, rèn luyện cho HS kỹ năng tự thực hiện một số thao tác cơ bản như quan sát, sử dụng, lắp ráp các thiết bị thí nghiệm, và có thể xử lí kết quả thí nghiệm [8].

1.4.5.2. Định hướng, giúp đỡ học sinh tự lực học tập trên lớp

Trong dạy học, nếu chỉ bằng lòng với chức năng của GV là cung cấp, giảng giải kiến thức, thì người học dĩ nhiên được đặt vào vị trí thụ động và thừa hành bắt chước. Nhưng nếu ngược lại, đòi hỏi quá cao thì người học không thể đạt được mục tiêu kiến thức và kĩ năng mong muốn. Vì vậy, GV phải giúp đỡ, tạo điều kiện để HS tự lực suy nghĩ, hướng dẫn giải quyết những vấn đề [8].

- Đầu tiên, GV định hướng HS phải tự lực tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra.

- Sau đó, nếu HS không đáp ứng được thì sự giúp đỡ tiếp theo của GV cụ thể hoá, chi tiết hoá, gợi ý thêm để thu hẹp hơn phạm vi, mức độ tìm tòi giải quyết cho vừa sức HS.

- Nếu HS vẫn không đáp ứng được thì sự hướng dẫn của GV chuyển sang kiểu định hướng tái tạo để HS tự giải quyết vấn đề đã đặt ra.

1.4.5.3. Định hướng, giúp đỡ học sinh tự lực học tập tại nhà

Tự lực học tại nhà là hoạt động không thể thiếu và bắt buộc trong quá trình học tập của HS. Vì:

- Học là hoạt động nhận thức của cá nhân nên phải thông qua chính hoạt động quá trình nhận thức của cá nhân mới có thể thực hiện được.

- Lượng kiến thức cần cung cấp cho HS rất lớn so với thời gian học tập trong nhà trường nên không thể chỉ tiếp nhận thông qua quá trình học tập trên lớp.

- Việc tiếp thu kiến thức trên lớp thường không thực hiện được đầy đủ mà phải có sự bổ sung bằng việc tự học tự lực sau giờ học tại nhà. Qua đó rèn luyện kĩ năng cho chính bản thân HS.

Vì vậy, GV hướng dẫn, giúp đỡ HS học tập có kết quả tại nhà bằng các cách như sau:

- Hướng dẫn HS đọc trước sách giáo khoa và tự xác định những kiến thức mới trong bài học.

- GV cho trước một số câu hỏi có liên quan đến bài học mới. Các câu hỏi có thể là những câu hỏi tổng quát hoặc câu hỏi chi tiết của bài học để HS đọc sách giáo khoa và tự lực trả lời các câu hỏi.

- GV có thể cho HS mô tả một thí nghiệm được trình bày trong sách giáo khoa và sau đó trình bày lại trước lớp những vấn đề đạt được.

- GV cũng có thể giao cho HS tìm những thí dụ mới tương tự sách giáo khoa để làm phong phú thêm nội dung của bài học [8].

Một phần của tài liệu soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)