- Nhận xét chung: Trước khi bắt đầu tiết học, GV yêu cầu lớp trưởng thu và nộp lại PHT số 1 thì thấy có 6 em làm hết PHT số 1, có 20 em làm còn thiếu, 14 em chưa làm.
- Sau khi trả lại bài và cho các em thảo luận nhóm thì thấy có nhiều học sinh thảo luận tích cực, tuy nhiên cũng còn một bộ phận chỉ ngồi nghe hoặc làm việc riêng. GV phải có biện pháp răng đe và phê bình thì các em mới chịu hợp tác và tham gia thực hiện nhiệm vụ.
- Thời gian cho học sinh thảo luận là 55 phút (trễ hơn dự định là 10 phút). Sau đó giáo viên gọi từng nhóm lên trả lời các câu hỏi ở PHT số 1, chỗ mấy ví dụ giáo viên giải thích kĩ hơn cho các em. Thời gian 2 tiết học không đủ cho các em làm hết hai PHT. Trong đó phần câu hỏi trắc nghiệm của PHT số 2 chỉ cho các em sửa được tới câu số 6. Còn lại 4 câu GV yêu cầu HS về nhà làm tiếp và cho học sinh biết đáp án vào tiết sau.
3.6.1.1. Phân tích hoạt động tự học với PHT số 1
+ Câu 1: Có 2 nhóm có câu trả lời khác nhau. Một nhóm chọn định nghĩa công như sau “ Lực sinh công khi lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời”, một nhóm chọn định nghĩa giống sách “Tài liệu dạy học Vật lí 8 theo chuẩn kiến thức kĩ năng”. Các em đều thắc mắc là định nghĩa nào đúng nhưng không tự tìm ra được câu trả lời. GV phải gợi ý bằng cách cho ví dụ một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực kéo. Yêu cầu học sinh phân tích các lực tác dụng lên vật và hỏi học sinh theo định nghĩa đầu thì lực nào sinh công? Theo định nghĩa thứ hai thì lực nào sinh công? Sau khi suy nghĩ và thảo luận nhóm các em thấy định nghĩa thứ hai đầy đủ hơn nên các em tự sửa chữa được câu 1.
+ Câu 2: Tất cả các em đều làm được. Một số bạn chưa làm sau khi thảo luận nhóm cũng đã hoàn thành.
+ Câu 3: Một số em chưa tự cho được ví dụ, còn chép ví dụ giống sách giáo khoa hoặc để trống. Sau khi cho thảo luận nhóm các em đều hoàn thành.
+ Câu 4, 5: Tất cả các em sau khi thảo luận nhóm đều hoàn thành. + Câu 6: Nhiều em chưa cho được ví dụ.
3.6.1.2. Phân tích hoạt động tự học với PHT số 2
+ Phần điền vào bảng: Đa số các nhóm sau khi thảo luận đều hoàn thành được. Trong quá trình thảo luận nhóm các em có thắc mắc là chỗ công thức của động năng, thế năng và cơ năng không tìm thấy trong sách. Giáo viên cho các em biết là những chỗ trống các em sẽ được học ở những bài sau. Từ đó học sinh sẽ thấy được tổng quát những kiến thức đã học và những kiến thức mới cần học trong các bài sau. Ngoài ra, giáo viên yêu cầu học sinh cho biết điều kiện để cơ năng được bảo toàn. Các em đọc sách và đều rút ra được cơ năng bảo toàn khi không có ma sát và ghi chú thêm vào phần đặc điểm của cơ năng của PHT số 2.
+ Phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Tất cả học sinh đều không trả lời hết được các câu hỏi.