Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 (Trang 109 - 135)

3.8.2.1. Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Trong phần này, tôi tiến hành xử lí thống kê số liệu kết quả kiểm tra nhằm so sánh kết quả học tập của hai lớp nhằm đánh giá hiệu quả của việc soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học với phương pháp dạy học truyền thống ở chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10.

Bảng 3.1. Bảng phân bố tần số, tần suất và tần suất tích lũy điểm kiểm tra một tiết

của lớp TN và lớp ĐC

Tần số Tần suất (%) Tần suất tích lũy (%)

Điểm Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC 2.5 0 3 0 7.5 0 7.5 3 2 2 5 5 5 12.5 3.5 4 1 10 2.5 15 15 4 1 2 2.5 5 17.5 20 4.5 0 1 0 2.5 17.5 22.5 5 1 2 2.5 5 20 27.5 5.5 1 3 2.5 7.5 22.5 35 6 1 2 2.5 5 25 40 6.5 3 5 7.5 12.5 32.5 52.5 7 3 7 7.5 17.5 40 70 7.5 7 3 17.5 7.5 57.5 77.5 8 5 3 12.5 7.5 70 85 8.5 5 2 12.5 5 82.5 90 9 4 1 10 2.5 92.5 92.5 9.5 3 3 7.5 7.5 100 100

3.8.2.2. Mô tả thống kê kết quả điểm kiểm tra hai lớp qua đồ thị biểu diễn

a. Biểu đồ biểu diễn phân bố tần số

Hình 3.1. Biểu đồ phân bố tần số điểm kiểm tra một tiết của lớp TN và ĐC

Nhìn vào hình 3.1, ta thấy điểm của lớp thực nghiệm tập trung về phía phải nhiều hơn so với lớp đối chứng nghĩa là lớp thực nghiệm có nhiều học sinh đạt điểm cao hơn lớp đối chứng.

b. Biểu đồ biểu diễn phân bố tần suất

Hình 3.2. Biểu đồ phân bố tần suất điểm kiểm tra một tiết của lớp TN và ĐC

0 1 2 3 4 5 6 7 8 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 T ần số Điểm Lớp TN Lớp ĐC 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 T ần suất (% ) Điểm số Lớp TN Lớp ĐC

Từ hình 3.2, ta thấy lớp thực nghiệm có điểm dao động quanh điểm 7.5, còn lớp đối chứng có điểm dao động quanh vùng điểm 6.5. Qua đó, tôi thấy rằng điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

c. Biểu đồ biểu diễn tần suất tích lũy

Hình 3.3. Biểu đồ phân bố tần suất tích lũy điểm kiểm tra một tiết của lớp TN và ĐC

Từ hình 3.3, ta thấy đường phân bố tần suất tích lũy của lớp thực nghiệm nằm bên phải và phía dưới đường phân bố tần suất tích lũy của lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ học sinh lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra một tiết tốt hơn. Ta thấy, lớp đối chứng có 40% học sinh có điểm kiểm tra từ 6 trở xuống, còn ở lớp thực nghiệm chỉ có 25% học sinh có điểm từ 6 trở xuống. Như vậy, việc soạn thảo và hướng dẫn học sinh tự học chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10 đã đem lại hiệu quả ban đầu trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh.

3.8.2.3. Mô tả thống kê thông qua các tham số thống kê

Tôi đã sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tính toán các tham số thống kê đối với số liệu kết quả kiểm tra một tiết của hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2. 0 20 40 60 80 100 120 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 T ần số tíc h lũy (% ) Điểm số Lớp TN Lớp ĐC

Bảng 3.2. Kết quả các tham số thống kê xử lí bằng phần mềm SPSS Lớp TN Lớp ĐC Mean 7.0125 6.2625 Mode 7.5000 7.0000 Median 7.5 6.5 Std. Deviation 1.96602 2.00376 Skewness -0.864 -0.387 Kurtosis -0.364 -0.596

Ý nghĩa các thông số trong bảng :

- Mean là giá trị trung bình, cho biết trung tâm của phân bố.

- Mode là giá trị có tần số cao nhất (điểm xuất hiện nhiều nhất trong dữ liệu). - Median là giá trị trung vị (điểm ngay chính giữa khi sắp xếp thứ tự điểm số từ nhỏ đến lớn).

- Std. Deviation là độ lệch chuẩn – số đo độ phân tán của phân bố. Độ lệch chuẩn xác định mức độ ổn định của số liệu thống kê quanh giá trị trung bình. Giá trị của độ lệch chuẩn càng nhỏ thì mức độ ổn định của số liệu càng lớn, dữ liệu càng tập trung quanh giá trị trung bình. Giá trị độ lệch chuẩn càng lớn thì mức độ ổn định của số liệu càng nhỏ, dữ liệu càng dàn trãi xung quanh giá trị trung bình.

- Skewness là độ lệch của phân bố khỏi phân bố chuẩn. Skewness là giá trị âm thì phân bố dữ liệu sẽ lệch phải nghĩa là lệch về giá trị lớn, skewness là giá trị dương thì phân bố dữ liệu sẽ lệch trái nghĩa là lệch về giá trị nhỏ, còn gần bằng 0 là phân bố chuẩn.

- Kurtosis là độ phân tán của dữ liệu so với mức trung bình, hay nói cách khác là độ cao của phổ phân bố. Kurtosis có giá trị âm thì đây là phân bố tà, kurtosis có giá trị dương là phân bố nhọn, kurtosis gần bằng 0 là phân bố chuẩn.

Dựa vào bảng các tham số thống kê, ta có thể nhận thấy rằng:

- Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm (Mean = 7,0125) cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng (Mean = 6,2625).

- Độ lệch khỏi phân bố chuẩn của lớp thực nghiệm (Skewness = -0,864) nhỏ hơn độ lệch của lớp đối chứng (Skewness = -0,378) và cả hai giá trị đều mang dấu âm, chứng tỏ là phân bố điểm của lớp TN lệch về bên phải (phía điểm cao) nhiều hơn so với phân bố điểm của lớp ĐC. Đồng thời giá trị độ lệch skewness đã cho thấy cả hai phân bố điểm này đều không phải là phân bố chuẩn.

- Độ phân tán điểm của lớp thực nghiệm (Kurtosis = -0.364) lớn hơn độ phân tán của lớp đối chứng (Kurtosis = -0.596) và cả hai giá trị đều âm chứng tỏ là phân bố điểm của lớp TN có độ phân tán ít hơn phân bố điểm của lớp đối chứng nghĩa là phân bố điểm của lớp thực nghiệm tập trung gần giá trị trung bình hơn phân bố điểm của lớp đối chứng. Đồng thời gá trị kurtosis đã cho thấy cả hai phân bố điểm đều là phân bố tà.

- Độ lệch chuẩn của lớp TN (Std. Deviation = 1.96602) nhỏ hơn độ lệch chuẩn của lớp ĐC (Std. Deviation = 2.00376) hoàn toàn phù hợp với giá trị kurtosis, cho thấy độ phân tán phân bố điểm lớp TN là thấp hơn so với phân bố điểm lớp ĐC.

Qua sự so sánh các thông số thống kê phổ điểm kiểm tra một tiết của hai lớp thực nghiệm và đối chứng, ta có thể sơ bộ kết luận là kết quả học tập của lớp TN tốt hơn lớp ĐC, và lớp TN học đều và ổn định hơn lớp ĐC. Để kiểm tra mức độ tin cậy của kết luận này ta dùng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0.

3.8.2.4. Kiểm định giả thuyết thống kê

Để kiểm tra sự khác nhau về kết quả học tập giữa lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê chứ không do sự ngẫu nhiên, ta phải thực hiện kiểm định giả thuyết thống kê. Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, tôi đã đặt ra giả thuyết như sau:

- Giả thuyết không H0: sự khác nhau về điểm trung bình cộng của hai lớp TN và ĐC là không có ý nghĩa thống kê.

- Giả thuyết đối H1: sự khác nhau về điểm trung bình cộng của hai lớp TN và ĐC là có ý nghĩa thống kê.

Đồng thời, tôi đã xác định thực hiện thực nghiệm sư phạm với phép kiểm định hai phía (2-tailed) với mức ý nghĩa α = 0,05 = 5% để kiểm định sự khác biệt điểm trung bình giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa thống kê hay không. Sau khi thực hiện mô tả thống kê đối với số liệu thực nghiệm của hai lớp, tôi lựa chọn

phương pháp kiểm định phi tham số Npar-Test để thực hiện kiểm định giả thuyết thống kê kết quả điểm kiểm tra một tiết của hai lớp đối chứng và thực nghiệm. Cụ thể, tôi sử dụng phép kiểm định Mann – Whitney với hai mẫu độc lập.

Bảng 3.3. Bảng kết quả kiểm định Mann – Whitney hai mẫu độc lập được xử lí từ

phần mềm SPSS

Mann-Whitney Test

Theo bảng 3.3, ta có:

- Đơn vị lệch chuẩn (Z-score) = -2,019

- Mức ý nghĩa quan sát [Asymp. Sig. (2-tailed)] = 0,043

Mức ý nghĩa thu nhận được từ phần mềm SPSS là 0,043, nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05 mà tôi đã lựa chọn. Do đó, ta có thể nói rằng kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0,05.

Ranks

Lop N Mean Rank Sum of Ranks

Ly 1 40 45.72 1829.00 2 40 35.28 1411.00 Total 80 Test Statisticsa Ly Mann-Whitney U 591.000 Wilcoxon W 1.411E3 Z -2.019 Asymp. Sig. (2- tailed) .043

Dựa vào điểm trung bình của hai nhóm trình bày ở bảng 3.2, ta có thể kết luận: điểm trung bình của lớp TN cao hơn điểm trung bình của lớp ĐC một cách có ý nghĩa thống kê.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua quan sát quá trình thực nghiệm sư phạm, cho học sinh làm kiểm tra và phân tích, xử lí kết quả thu được, tôi rút ra những nhận xét.

+ Nhìn chung phương án dạy học theo hình thức soạn thảo tài liệu và hướng dẫn học sinh ờ TT GDTX tự học là khả thi. Học sinh có cơ hội được tự mình tìm ra tri thức thông qua đọc sách giáo khoa, dần dần có thể hình thành ở học sinh năng lực đọc tài liệu, năng lực tự học.

+ Trong mỗi tiết học đều có tổ chức hoạt động nhóm, học sinh cũng được nêu ra suy nghĩ của mình trước bạn bè, từ đó hình thành năng lực làm việc nhóm như biết lắng nghe ý kiến của bạn khác, biết trình bày và bảo vệ ý kiến của bản thân, có tinh thần hợp tác, giúp các em trở nên tự tin và biết cách diễn đạt ý kiến của bản thân ngày càng lưu loát và logic hơn.

+ Phương án dạy học này bước đầu đã đem lại hiệu quả trong việc nâng cao kết quả học tập cho học sinh và giúp các em có hứng thú hơn với môn học.

+ Tài liệu hướng dẫn đã soạn ở chương 2 phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Có sự so sánh giữa các kiến thức mới với nhau và có sự so sánh đối giữa các kiến thức cũ và mới để học sinh dễ khắc sâu hơn và có cái nhìn tổng quát và đầy đủ hơn về kiến thức.

Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy một số mặt còn hạn chế là:

+ Một số học sinh chưa theo kịp cách học, đối với các em cách học này không có hiệu quả và các em gặp khó khăn nhiều khi giải bài tập.

+ Cần nhiều thời gian để giáo viên soạn thảo tài liệu hướng dẫn học sinh tự học và việc soạn thảo tài liệu phải phù hợp với đối tượng học sinh. Học sinh cũng phải tốn nhiều thời gian để tự học ở nhà so với cách học truyền thống.

+ Thời gian thực nghiệm còn ít, hiệu quả lâu dài chưa được kiểm chứng. Số lượng học sinh thực nghiệm còn ít cần mở rộng cho nhiều đối tượng hơn.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Đề tài “ Soạn thảo tài liệu và hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “Các định luật bảo toàn”- Vật lí 10” được thực hiện trong thời gian ngắn với qui mô nhỏ nhưng cũng đã hoàn thành được các nhiệm vụ đặt ra. - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về việc hướng dẫn học sinh tự học kết hợp với tìm hiểu đặc điểm học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm tìm ra phương án dạy học thích hợp để phát huy tính tích cực, tự lực và góp phần cải thiện kết quả học tập cho học sinh.

- Phân tích cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn”, đồng thời điều tra tình hình dạy học chương này ở một số trung tâm giáo dục thường xuyên để thiết kế các hình thức dạy học phù hợp nhằm tăng cường hứng thú cho học sinh.

- Trên cơ sở lí luận và đặc điểm của học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tôi soạn thảo tài liệu hướng dẫn dưới dạng câu hỏi và xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và trên lớp. Để các giáo viên tham khảo luận văn này được dễ dàng tôi đã biên soạn đáp án cho các PHT.

- Tiến hành thực nghiệm tại trung tâm giáo dục thường xuyên Gò Vấp. Quan sát, ghi nhận các diễn biến của tiến trình dạy học kết hợp với việc soạn thảo đề kiểm tra để đánh giá kết quả. Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm đế có kết luận sơ bộ về hiệu quả của việc soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học đối với việc phát huy tính tích cực, tự lực và góp phần cải thiện kết quả học tập cho học sinh.

Do thời gian thực nghiệm còn hạn chế, số lượng học sinh tham gia thực nghiệm ít nên độ tin cậy của những kết luận của đề tài chưa cao. Vì vậy để những kết luận của đề tài có độ tin cậy cao hơn thì đề tài cần được triển khai thực nghiệm sư phạm trên một phạm vi rộng hơn, thời gian thực nghiệm nhiều hơn và trên nhiều đối tượng học sinh hơn. Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu và rút kinh nghiệm, tôi có một số đề xuất để tăng hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào quá trình dạy học.

- Việc thiết kế các tài liệu tự học có hướng dẫn và cách sử dụng không gây ra nhiều khó khăn cho giáo viên. Tuy nhiên khi áp dụng sẽ mất rất nhiều thời gian, công

sức. Vì vậy giáo viên muốn soạn tài liệu cho học sinh tự học thì phải chú trọng đầu tư nhiều, tự đọc nhiều các nguồn tài liệu khác nhau và luôn cập nhật kiến thức mới.

- Đối với đối tượng học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên thì giáo viên cần tìm hiểu kĩ về đặc điểm tâm sinh lí của các em để có các hình thức tổ chức hướng dẫn tự học phù hợp nhằm tạo cho sự hứng thú, động lực để học sinh tham gia hợp tác.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu nên khai thác các ưu thế của công nghệ thông tin và mạng internet. Giáo viên soạn trước tài liệu tự học và gửi vào mail từng lớp hoặc từng cá nhân học sinh để các em có sự chủ động hơn trong việc chuẩn bị bài và lưu trữ tài liệu.

- Cần soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học các chương khác trong chương trình dạy học để rèn luyện kĩ năng tự học cho các em đặc biệt là các em học sinh yếu.

- Cần triển khai việc tiến hành thực nghiệm trên qui mô lớn hơn, thời gian dài hơn và trên nhiều đối tượng học sinh khác nhau để có những kết luận chính xác hơn về hiệu quả và tính khả thi của đề tài.

Tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên để các em học sinh được tiếp cận với cách học mới nhằm giúp các em phát triển các kĩ năng cần thiết cho việc tự học. Những kết quả đạt được của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các giáo viên ở các trường phổ thông cũng như ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2010), Sách bài tập Vật Lí 10 ban cơ bản, Nxb Giáo dục .

2. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2010), Sách giáo khoa Vật lí 10 ban cơ bản, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 (Trang 109 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)