Sử dụng mô hình các nhân vật trong tác phẩm văn học làm đồ dùng, học cụ cho trẻ hoạt động làm quen với môi trường tự nhiên.

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 59 - 61)

- Họ và tên:

3.3. Sử dụng mô hình các nhân vật trong tác phẩm văn học làm đồ dùng, học cụ cho trẻ hoạt động làm quen với môi trường tự nhiên.

đồ dùng, học cụ cho trẻ hoạt động làm quen với môi trường tự nhiên.

Khi cho trẻ làm quen, tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh phần lớn hoạt động chung được tiến hành trong lớp. Cô giáo phải chuẩn bị đồ dùng cho trẻ tham gia bao gồm cả đò vật thật, đồ dùng minh họa và đồ chơi… Bên cạnh đó các tác phẩm văn học trong chương trình giáo dục trẻ đều có tranh ảnh minh họa hoặc mô hình nhân vật được làm từ các vật liệu khác nhau, giúp quá trình tiếp nhận văn học của trẻ được sâu sắc hơn. Tranh ảnh và mô hình nhân vật trong tác phẩm văn học hoàn toàn có thể sử dụng cho trẻ làm đồ dùng để tìm hiểu về môi trường xung quanh.

Chẳng hạn như, bức tranh “Mèo đi câu cá” hay”Nàng tiên ốc” được các cô giáo chẳng những vẽ rất đẹp và còn dùng bìa cứng và dây thép dựng nên thành một khungcanhr sống động về các con vật cũng như môi trường thiên nhiên, sau khi được quan sát chắc chắn trẻ sẽ có những ấn tượng đẹp đẽ và thêm yêu thích môi trường tự nhiên xung quanh hơn.

Hay khi học bài thơ “Cây dây leo”, cô cho trẻ gieo hạt đoc vào chiếc bình nhỏ, đợi ngày nẩy mầm, phát triển và có thể leo lên được. Sau đó cứ dùng những bình dây leo đó để làm thí nghiệm khi làm quen tìm hiểu về môi trường thiên nhiên như: Thí nghiệm cây sống nhờ ánh sáng, cây sống nhờ có nước…

Hoặc khi xây dựng mô hình một khu vườn “Hoa kết trái”trẻ có cơ hội vui chơi trong vườn cây, qua đó chúng ta có thể phát hiện thêm những điều mình chưa được biết về thế giới thực vật…

Ngoài ra, khi cho trẻ quan sát tranh ảnh, mô hình minh họa các tác phẩm văn học, giáo viên có thể yêu cầu mỗi trẻ đặt một câu về những gì cháu đang nhin thấy. Ví dụ, sau khi trẻ làm quen với các tác phẩm văn học có nội dung về trăng. Có bức tranh minh họa vẽ cảnh đêm trăng trong rừng. Cô giáo đề nghị trẻ quan sát thật kĩ những gì có trong bức tranh, sau đó tả lại, kể lại, hoặc nói lên những cảm xucscuar mìn về bức trang đó. Trẻ có thể trả lời cô giáo bằng các đáp án khác nhau tùy thuộc vào khả năng tư dung và cách sử dụng ngôn ngữ của trẻ như: Mặt trăng nhô lên trên ngọn cây, ánh sáng ling linh tỏa sáng khắp khu rừng . Các con vật đang nhảy múa, reo hò vui vẻ, mặt trăng hiền hòa, mỉm cười với sóc và thỏ con, cháu rất thích được vào rừng chơi và ngắm nhìn chị Hằng Nga xinh đẹp, dịu hiền…

Như vậy, biện pháp này vừa kích thích khả năng quan sát các hiện tượng tự nhiên, khả năng so sánh của trẻ, vừa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ văn học.

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w