Sử dụng tác phẩm văn học củng cố kiến thức về bài học môi trường xung quanh cho trẻ

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 61 - 62)

- Họ và tên:

3.4.Sử dụng tác phẩm văn học củng cố kiến thức về bài học môi trường xung quanh cho trẻ

trường xung quanh cho trẻ

Sau khi đã tìm hiểu, khám phá về một chủ đề nào đó, trẻ có thể liên tưởng những hình ảnh có trong tác phẩm văn học. Lúc này cô giáo coa thể khuyến khích trẻ đọc những bài thơ mà cháu biết có nội dung liên quan đêna những gì vừa được tìm hiểu, cũng có thể giáo viên sưu tầm, lựa chọn những tác phẩm phù hợp đọc cho trẻ nghe, giúp trẻ nhớ kỹ hơn những điều vừa học.

Ví dụ, sau khi học về một số loài hoa mùa hè, cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Hoa phượng”, “Hồ sen”, Sau khi tìm hiểu một số loại quả, cho trẻ đọc bài “Hoa kết trái”, Sauk hi tổ chức cho trẻ tham quan vườn rau, cho trẻ đọc bài “ bắp cải xanh”, “bác bầu, bác bí”…

Hay khi tìm hiểu về động vật trước khi phân loại các con vật, cô giáo yêu cầu trẻ kể tên các con vật mà chấu biết. nếu trẻ nhớ bài thơ “vè loại vật” của tác giả Đinh Ngọc Nhượng, trẻ có thể kể được tên rất nhiều các con vật và cả đặc điểm cơ bản của chúng:

…” Suốt đời chậm trễ Là họ nhà sên

Đêm thắp đèn lên Là cô đom đóm Gọi người dậy sớm Là chú trống choai Đánh hơi rất tài Anh em nhà chó Mặt hay nhăn nhó Là khỉ trên rừng Đồng xanh hát cùng Ve sầu mùa hạ”…

Trên cơ sở những điều trẻ đã biết hoặc đã được học, trẻ có thể nhớ lại, thậm chia tìm kiếm, sưu tầm các tác phẩm văn học có nội dung về những vấn đề mà trẻ quan tâm. Vào một thời điểm thích hợp, trẻ sẽ cùng bạn bè thi nhau đọc hoặc cùng nhau thể hiện trong những hoạt động của mình (hoạt động vui chơi, tạo hình, đóng kịch…).

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 61 - 62)