Một số đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi và văn học dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non.

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 26 - 29)

- Câu ngắn và câu dài:Câu ngắn có thể diễn tẻ những sự việc diễn ra

2.Một số đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi và văn học dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non.

cho trẻ em lứa tuổi mầm non.

Văn học thiếu nhi nằm trong nghệ thuật sáng tác văn học nói chung, vì thế, nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Nó thực hiện chức năng chung của văn học như: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp, chức năng vui chơi giải trí. Các chức năng này không tồn tại mà gắn bó chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ chuyển hóa với nhau. Nhưng do đối tượng phục vụ chủ yếu là trẻ em nên có những đặc điểm được nhấn mạnh.

Trước hết, tính giáo dục được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của văn học thiếu nhi. Văn học thiếu nhi có một vai trò vô cùng to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em, cả về đạo đức, trí tuệ và thẩm mĩ. Nhà văn Tô Hoài, người có nhiều kinh nghiệm sáng tác cho các em đã khẳng định tầm quan trọng của chức năng này:” Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói thì thừa, cân nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có tác dụng đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy.

Để thực hiện tốt chức năng giaos dục, tác phẩm văn học phải thực sự là người bạn đồng hành, người đối thoại đối với các em. Nhà văn không thể nói với các em bằng những lời thuyết giáo khô khan mà phải bằng những hình tượng nghệ thuật, bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng để khơi gợi, dẫn dắt các em tìm hiểu và khám phá thế giới. Các em phải phân biệt cái hay, cái dở; cái cao quý, cái chân, cái thiện, cái thấp hèn trong cuộc sống. Văn học phai mang lại cho trẻ thơ cái đẹp, cái cao quý, cái chân, thiện. Tuy nhiên, cũng không nên cực

đoan chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi. Không nên nghĩ rằng sau khi đọc một tác phẩm văn học là ngay lập tức các em trở thành người tốt hay người xấu. Những hình ảnh của văn học tới các em là một quá trình lâu dài và bền bỉ. Nó tác động một cách từ từ, nhưng giá trị nhân văn của nó thì có thể tạo nên sức mạnh, ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

Nếu giáo dục là một đặc trưng có tính chất sống còn của văn học thiếu nhi thì khả năng khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ cũng là một đặc điểm không thể thiếu của văn học viết cho các em. Hơn cứ loại hình nghệ thuật nào, sáng tác văn học thiếu nhi phải đặc biệt quan tâm tới đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thiếu nhi. Chính điều này cũng làm nên sự khác biệt giữa văn học thiếu nhi và văn học cho người lớn. Tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ, tâm hồn trong sáng, dạt dào cảm xúc và trí tượng thì tuyệt vời phong phú, bay bổng. Các em cảm nhận thế giới bằng cái nhìn “ vật ngã đồng nhất”, bầu bạn với hết thảy vạn vật xung quanh; có thể nghe được mọi âm thanh của cây cỏ; trò chuyện được với muôn loài; giao cảm, hòa đồng với thiên nhiên…có thể nói khả năng tưởng tượng của các em là vô tận. Chính vì vậy mà tưởng tượng là một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn học viết cho các em. Muốn vậy, nhà văn viết cho các em phải thực sự hòa nhập với cuộc sống của trẻ thơ, hiểu và sống hết mình với tuổi thơ mới có thể tạo ra được sự cộng hưởng với trẻ thơ trong sáng tác.

Văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non, do đối tượng phục vụ chủ yếu là những “ bạn đọc” còn chưa biết đọc, biết viết, nên ngoài những tiêu chí chung của văn ,học thiếu nhi, nó còn có những đặc điểm để nhấn mạnh, phù hợp với tâm sinh lý đặc thù của lứa tuổi này. Có thể kể ra một số đặc trưng cơ bản:

2.1. Sự hồn nhiên ngây thơ

Hồn nhiên và ngây thơ vốn là bản tính của trẻ thơ, vì thế, yêu cầu đầu tiên của văn học viết cho các em cũng chính là sự hồn nhiên, ngây thơ. Những sáng tác của các em thực sự cuốn hút người đọc chính bởi sự hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo của các em.

2.2. Ngắn gọn và rõ ràng

Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng của tác phẩm mà còn thể hiện trong cả câu văn, câu thơ. Văn xuôi thường thể hiện bằng câu đơn, ngắn, ít dùng câu phức hợp. Nhan đề của tác phẩm bao giờ cũng cụ thể, thường đúc kết ngay ý nghĩa giáo dục, có khi là tên nhân vật chính, hoặc một câu hỏi mang tính định hướng, ví dụ: Bó hoa tặng cô, ai đáng khen nhiều hơn… Truyện thường có kết cấu theo kiểu đối lập, tương phản rất rõ ràng, giúp trẻ nắm được cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một cách dễ dàng. Ví dụ: Chú dê đen, Ai đáng khen nhiều hơn, Ba cô gái..

2.3. Giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu

Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng những vần điệu và nhạc điệu vui tươi làm cho tác phẩm thêm sinh động, có sức hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của các em. Có thể nói, vần là một yếu tố không thể thiếu trong thơ của các em ( điều này rất khác so với thơ của người lớn, nhiều khi vần không phải là yếu tố thật quan trọng). Thơ không chỉ có vần mà còn phải có cách gieo vần thật phù hợp với sự tiếp nhận của các em. Ví dụ:

Bắp cải xanh Xanh man mát Bắp cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa 2.4. Sử dụng từ ngữ chọn lọc, trong sáng, dễ hiểu

Đặc biệt là có nhiều từ tượng hình, tượng thanh, nhiều động từ, tính từ miêu tả, tính từ chỉ màu sắc…tạo nên sắc thái vui tươi, vừa khêu gợi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của trẻ.

2.5. Yêu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện

Đây cũng là một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác thơ cho trẻ lứa tuổi mầm non. Khác với thơ viết cho người lớn, hầu hết là thơ tâm trạng, bao gồm hệ thống những cảm xúc, nỗi niềm, suy tưởng…thơ cho các em có thể kể lại được. Ngoài những truyện thơ như mèo đi câu cá, nàng tiên ốc, bồ câu và ngan,…những bài thơ ngắn cũng đều kể lại một sự vật, hiện tượng

2.6. Yếu tố giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng

Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục. Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng tác động mạnh tới tâm hồn và nhận thức của con người. Nhất là lứa tuổi mầm non, văn học, đặc biệt là thơ càng có sự tác động nhanh nhạy. Tuy nhiên, lứa tuổi này chỉ có thể “ đọc” tác phẩm văn học một cách gián tiếp, tư duy logic lại chưa phát triển nên hầu như chưa có khả năng suy luận, phán đoán. Chính vì thế, mỗi tác phẩm văn học phải đem đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục rõ ràng.

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 26 - 29)