Sử dụng tác phẩm văn học cung cấp cho trẻ những kiến thức về thế giới xung quanh

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 57)

- Họ và tên:

3.2. Sử dụng tác phẩm văn học cung cấp cho trẻ những kiến thức về thế giới xung quanh

thế giới xung quanh

Một trong những vai trò quan trọng nhất của văn học là mở rộng và nâng cao nhận thức cho trẻ về thế giới xung quanh. Bởi vậy, trong hoạt động

làm quen với thế giới xung quanh , văn học được coilà một trong những phương pháp hữu hiệu để cung cấp kiến thức cho trẻ.

Các tác phẩm văn học dành cho trẻ luôn phản ánh hiện thực sinh động về cỏ, cây, hoa, lá, về các loài vật, các hiện tượng tự nhiên, cả những điều các em có thể nhìn thấy và chứng kiến được, cả những điều mà hầu như các em chưa bao giờ được biết đến.

Nội dung của hoạt động nói về vấn đề gì, giáo viên đều có thể tìm được những tác phẩm văn học ít nhiều nói về vấn đề đó. Chẳng hạn, khi thực hiện chủ điểm Thế giới thực vật: Nếu cho trẻ được tham quan khu vườn cây ăn quả, giáo viên cung cấp thêm kiến thức cho trẻ bằng cách đọc bài thơ “ Truyện trong vườn” của tác giả Tô Thị Tuyết Trinh hay bài thơ : “cây chuối” của Lê Hồng Thiện, hoặc gợi ý cho trẻ đọc bài thơ “cây sấu” (Vũ Ngọc Bình) hay cho trẻ nắm lấy tay nhau đi vòng tròn quanh khu vườn và đọc về bài thơ “vè cây trái”…

Nếu sử dụng hình thức lao động, giáo viên có thể vừa cho trẻ chăm sóc cây xanh, vừa cùng nhau đọc bài thơ của tác giả Bế Kiến Quốc:

“Ai trồng cây

Người đó có tiếng hát Trên vòm cây

Chim hót mê say. Ai trồng cây

Người đó có ngọn gió Rung cành cây

Hoa lá đùa lay lay. Ai trồng cây

Người đó có bóng mát Trong vòm cây

Quên nắng xa đường dài”… (Bài hát trồng cây).

Độc bài thơ trong lúc lao động trẻ chẳng những cảm thấy vui tươi, yêu đời , hoạt động sôi nổi hơn, tích cực hơn, mà còn biết được vẻ đẹp của cây, ý nghĩa của việc trồng cây, ý nghĩa của lao động. Bên cạnh đó, trẻ có thể cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ ca và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học.

Tương tự với các chủ điểm khác: Tìm hiểu về mùa xuân có các bài: Mùa xuân trước của Đặng Huy Giang, Mua phùn của Thái Vĩnh Linh, Nhà toán học của mùa xuân của Đặn Huấn, Hoa đào – hoa mai của Lệ Bình, …

Tìm hiểu về các loài chim có các tác phẩm văn học:Chim én của Xuân Dục, Chào mào của Trần Thanh Địch, Con chim khứu của Nguyễn ngọc Hưng… vv…

Sự phối hợp biện pháp này tuy đơn giản đối với giáo viên mầm non, nhưng việc tích hợp các nội dung giáo dục và hình thức đưa tác phẩm văn học vào giờ hoạt động của trẻ ở thời điểm nào thì lại là vấn đề không dễ dàng, đòi hỏi cô giáo phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm và suy xét.

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w