- Họ và tên:
5.3. Dự giờ và quan sát quá trình tổ chức một hoạt động học có chủ đích của giáo viên khi sử dụng TPVH trong hoạt động làm quen với MTXQ
đích của giáo viên khi sử dụng TPVH trong hoạt động làm quen với MTXQ
Hoạt động : Làm quen với MTXQ Chủ đề: Thế giới thực vật
Đề tài: Một số loại hoa
Độ tuổi: Mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) Thời gian: 30 – 35 phút
Người dạy: Nguyễn Thị Thanh Tâm Nội dung tích hợp: Văn học
I. Mục tiêu
Trẻ có hiểu biết về tên gọi, cấu tạo, đặc điểm (màu sắc, hình dáng, mùi hương) của các loại hoa. Biết lợi ích, cách chăm sóc một số loại hoa như: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tền, hoa ly, hoa phăng…
Trẻ nhận biết sự đa dạng, phong phú của hoa. 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh sự giống nhau và khác nhau của một số loại hoa.
- Phân loại được các loại hoa theo các đặc điểm: màu sắc, hình dáng, mùi hương,…
- Phát triển vốn từ, rèn ngôn ngữ mạch lạc
- Thể hiện hiểu biết về các loại hoa thông qua hoạt động nghệ thuật: tạo hình, âm nhạc.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích các loại hoa, quan tâm, mong muốn bảo vệ, chăm sóc cây hoa.
- Biết cách sử dụng hoa trong cuộc sống hàng ngày như: trang trí nhà cửa, trong dịp sinh nhật, lễ, tết, hội hè…
- Hào hứng thể hiện những tác phẩm văn học khi giáo viên yêu cầu. II. Chuẩn bị
- Cung cấp cho trẻ một số bài thơ, câu đố về các loại hoa quen thuộc trước khi tổ chức hoạt động.
- Tổ chức cho trẻ dạo chơi, xem một số loại hoa ở vườn trường, đọc thơ về các loài hoa.
- Một lọ hoa thật có nhiều loại hoa (hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa bướm), nhiều màu sắc khác nhau.
- Tranh ảnh về các loại hoa - Giấy trắng, bút màu
- Một số bài hát, câu đố, bài thơ về hoa
- Tổ chức giờ học: cho trẻ ngồi trên ghế theo hình vòng cung. III. Các hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho cả lớp đọc bài thơ: “Hoa cúc vàng” của Nguyễn Văn Chương
- Hỏi trẻ:
+ Trong bài thơ tác giả đã nhắc đến loài hoa nào? + Ngoài hoa cúc, các con còn biết những loài hoa nào nữa?
Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với một số loại hoa
* Hoạt động 2: Quan sát, so sánh, phân loại hoa
+ Quan sát các loại hoa Hoa cúc
- Trời tối – Trời sáng - Cô lấy bông hoa cúc ra
- Cô trò chuyện, đàm thoại với trẻ về bông hoa cúc + Trên tay cô cần hoa gì?
+ Hoa có những bộ phận nào? + Bông hoa có đặc điểm gì?
Giáo viên đọc câu đố, chuyển quan sát sang loại hoa thứ hai
Hoa hồng
-Giáo viên đọc câu đố: Thân cành có nhiều gai Hương thơm tỏa sớm mai
Trẻ đọc thơ
Trẻ trả lời
Trẻ kể tên một số loại hoa
Trẻ nhắm mắt – mở mắt Trẻ quan sát
Trẻ trả lời các câu hỏi của cô
Trẻ trả lời: Hoa hồng -Trẻ trả lời các câu hỏi của cô
Trắng, hồng nhung nhiều loại Tên gọi là hoa chi?
- Cô trò chuyện, đàm thoại với trẻ về bông hoa hồng + Trên tay cô cầm hoa gì?
+ Hoa có những bộ phận nào? + Bông hoa có đặc điểm gì? Hoa sen
- Cô mời một trẻ lên đọc một bài thơ nói về loại hoa sen - Giáo viên trò chuyện đàm thoại với trẻ
Trong bài thơ tác giả nhắc đến hoa gì? Hoa sen mọc ở đâu?
Hoa sen có đặc điểm gì?
Hoa sen có tác dụng của đối với con người như thế nào? -Giáo viên lấy bông hoa sen cho trẻ quan sát và tiếp tục đàm thoại với trẻ về đặc điểm của hoa sen
Hoa bướm - Đọc câu đố:
Hoa gì cánh mỏng manh thay
Ngỡ đàn bươm bướm đang bay rập rờn - Hỏi trẻ: Đó là hoa gì?
- Giáo viên cho trẻ quan sát, trò chuyện, đàm thoại về hoa bướm
+ So sánh các loại hoa.
- Cho trẻ quan sát, so sánh các loại hoa.
- Cô đưa hoa hồng và hoa cúc cho trẻ quan sát và hỏi: + Hoa hồng và hoa cúc có điểm gì khác nhau?
ngửi hoa
-Trẻ đọc bài thơ Hồ sen -Trẻ nói lên đặc điểm của bông hoa sen trong bài thơ
Hồ sen – Nhược Thủy -Trẻ được nhìn, ngắm, ngửi hoa
Trẻ trả lời các câu hỏi của cô
+ Hoa hồng và hoa cúc có điểm gì giống nhau? + Làm sao con biết điều đó?
+ Con hãy chỉ, hoặc làm, sờ, ngửi xem có đúng như vậy không?
- Cô dùng thủ thuật cho trẻ quan sát hoa sen và hoa bướm. Sau đó cho trẻ so sánh:
+ Hoa sen và hoa bướm có điểm gì giống và khác nhau? + Làm sao con biết điều đó?
+ Con hãy lại gần và khám phá xem có đúng như vậy không nhé!
+ Phân loại hoa
- Cô chia trẻ thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm các loại hoa đã chuẩn bị, yêu cầu trẻ quan sát, phân loại hoa thành các nhóm theo đặc điểm: màu sắc, cánh tròn, cánh dài. - Kiểm tra kết quả, hỏi trẻ phân loại bằng cách nào? Yêu cầu trẻ làm lại.
+ Giáo dục trẻ
* Hoạt động 3: Củng cố + Trò chơi: Ai xếp đúng
Chuẩn bị các loại tranh về hoa, bảng.
Chia trẻ thành 2 đội, yêu cầu mỗi đội phải chọn tranh để gắn lên bảng theo đặc điểm, dấu hiệu của hoa: Hoa cánh tròn, hoa cánh dài…(kết thúc một bài thơ phải xếp xong). + Cho trẻ vẽ các loại hoa mình thích
* Hoạt động 4: Kết thúc
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Trong quá trình chơi trò chơi, trẻ được đọc lại những bài thơ, câu đố về các loại hoa. Điều đó góp phần củng cố kiến thức cho trẻ, gây hứng thú cho trẻ trong quá trình chơi.
Có thể nói, chỉ thông qua một hoạt động học có chủ đích, có thể kết luận việc tích hợp văn học vào các hoạt động ở trường mầm non là rất hạn chế. Giáo viên chỉ sử dụng âm nhạc gây hứng thú và thực hiện các bước chuyển hoạt động. Trong quá trình tổ chức, giáo viên có thể kết hợp tích hợp âm nhạc và văn học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Một điều rất đáng lưu ý nữa là giáo viên mầm non hầu như chỉ sử dụng tác phẩm văn học trong chương trình mà rất ít sử dụng tác phẩm văn học ngoài chương trình. Như vậy, khối lượng tác phẩm mà trẻ biết chưa được phong phú, trong khi đó ngay chính bản thân giáo viên cũng nhận thấy những tác phẩm chỉ có trong chương trình thì không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng tác phẩm trong hoạt động giáo dục. Điều này còn đáng lưu ý ở chỗ bây giờ chúng ta dạy theo chủ điểm, mỗi chủ điểm thực hiện từ 3 – 5 tuần, trong khi đó tác phẩm văn học được sử dụng tích hợp trong các hoạt động giáo dục trong ngày, trong tuần, giáo viên cứ sử dụng đi sử dụng lại quá nhiều lần một tác phẩm văn học thì chắc chắn rằng trẻ sẽ không hứng thú, không gây sự hấp dẫn đối với trẻ mà đó là một thực tế phổ biến hiện nay. Khi được hỏi về vấn đề này, hầu hết giáo viên đều cho rằng họ không được trang bị nhiều tác phẩm văn học, thời gian lên lớp cả ngày, tối về soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng ngày mai lên lớp nên không có thời gian sưu tầm, nhà trường không đầu tư nhiều sách vở, tài liệu. Có rất ít giáo viên chủ động tìm tòi, sưu tầm các tác phẩm văn học hay, phù hợp để phục vụ cho việc dạy học ở trường mầm non còn việc giáo viên tự sáng tác những tác phẩm văn học hay, phù hợp hầu như không có. Bên cạnh đó, trình độ cảm thụ tác phẩm văn học của cô giáo mầm non còn nhiều hạn chế nên việc khai thác gái trị của tác phẩm phục vụ cho công tác giáo dục trẻ cũng chưa đạt hiệu quả cao. Nhìn chung trong quá trình tham gia hoạt động tìm hiểu, khám phá môi trường trẻ đều hứng thú hoạt
động, thích nghe cô đọc thơ, kể chuyện,về thế giới tự nhiện và xã hội. Trẻ thuộc được các bài thơ, nội dung câu chuyện mà cô đã dạy. Tuy nhiên những ấn tượng và kinh nghiệm về thế giới xung quanh qua các hoạt động làm quen với MTXQ cần phải bồi dưỡng thường xuyên hằng ngày mới có thể trở thành kiến thức được.
3.Những biện pháp sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
Qua quá trình khảo sát, tôi xin đưa ra một số biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục môi trường xung quanh như sau:
3.1.Sử dụng tác phẩm văn học để gây hứng thú cho trẻ khi bước vào tiết học làm quen với môi trường tự nhiên hay giúp trẻ thoải mái hơn khi kết thúc hoạt động.
Có thể nói, bất cứ một hoạt động giáo dục nào đối với trẻ được đánh giá là thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào hứng thú của trẻ. Giáo viên mầm non có nhiều cách để gây hứng thú trong giờ học, một trong những cách đó là sử dụng tác phẩm văn học.
Tuy nhiên, sử dụng tác phẩm văn học để gây sự chú ý, tập trung của trẻ vào hoạt động, làm cho trẻ thích thú, hoạt động tích cực hơn thì không phải giáo viên nào cũng làm được một cách dễ dàng. Nó đòi hỏi sự sáng tạo, cũng như sự linh hoạt, khéo léo trong quá trình tổ chức hoạt động của giáo viên.
Sử dụng tác phẩm văn học gây hứng thú cho trẻ có thể thực hiện vào đầu, cuối, hoặc giữa hoạt động, có thể sử dụng một tác phẩm hay hai, ba tác phẩm một lần hoặc nhiều lần tùy vào thời gian cho phép, vào khả năng tổ chức của giáo viên.
Giáo viên lựa chọn những bài thơ, mẩu chuyện, câu đố... phù hợp với các chủ đề và nội dung của bài học để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách lôi cuốn, hấp dẫn, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say luyện tập.
Ví dụ:
trong bài học cho trẻ tìm hiểu về mùa xuân: Mở đầu giáo viên vừa đưa ra cho trẻ xem bức tranh hoa đào vừa đọc bài thơ: “Hoa đào”, sau đó đó trẻ hoa đào thường nở vào mùa nào vào thời gian nào… Cuối giờ, cô cho trẻ cùng đứng lên vừa đọc bài thơ “tết vào nhà” vừa nhún nhảy theo nhịp cuả bài thơ trước khi chuyển sang hoạt động khác.
Nếu tổ chức cho trẻ tìm hiểu, khám phá về đặc điểm của một số loài hoa: sau khi trẻ nhận biết tên gọi về màu sắc, mùi hương của các loài hoa mà cô giáo đã chuẩn bị, tiếp theo cô chia trẻ thành 2 đội và cho trẻ thi đua xem đội nào đọc được nhiều hơn các bài thơ về các loài hoa mà cháu biết…
Hay khi cho trẻ hoạt động ngoài trời: Với chủ đề động vật, cô giáo yêu cầu trẻ phải thật nhanh chóng bắt chước tiếng kêu của con vật đó. ( Cô có thể đọc những đoạn thơ khác nhau về các con vật trong gia đình), sau đó cho trẻ tìm hiểu về các con vật nuôi.
Khi trẻ có biểu hiện hứng thú vào hoạt động thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ tiếp thu kiến thức về môi trường xung quanh dễ dàng hơn, ghi nhớ về các tác phẩm văn học tốt hơn và giờ hoạt động sôi nổi, hiệu quả hơn.
Khi kết thúc tiết học, nên có những tình huống truyện, thơ hấp dẫn tạo cho trẻ sự thoải mái, có tâm thế háo hức, ngóng đợi các buổi luyện tập tiếp theo.
Sử dụng tác phẩm văn học gây hứng thú cho trẻ.