Nghĩa của tác phẩm văn học đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ mầm non

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 29 - 34)

- Câu ngắn và câu dài:Câu ngắn có thể diễn tẻ những sự việc diễn ra

3.nghĩa của tác phẩm văn học đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ mầm non

triển toàn diện nhân cách trẻ mầm non

Tác phẩm văn học có ý nghĩa to lớn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học được xem như một phương tiện, nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ

1. Ý nghĩa của văn học đối với giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

Giá trị thẩm mỹ: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, giá trị thẩm mỹ là một lớp giá trị đặc thù, tồn tại song song với các lớp giá trị khác như giá trị thực dụng, giá trị đạo đức…Giá trị thẩm mỹ biểu hiện ở những sự vật, hiện

tượng trong tự nhiên, trong bản thân con người, trong những đồ vật do con người sáng tạo ra, trong các tác phẩm nghệ thuật… Dạng căn bản của giá trị thẩm mỹ là cái đẹp.

Văn học đem đến cho trẻ em những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng, gợi mở trong các em những xúc cảm thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ…Văn học như một thế giới rộng lớn để trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Từ những tác phẩm văn học này, trẻ thấy được cả thế giới bao la cùng với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động. Những hình ảnh đẹp đẽ tươi sáng này lại được thể hiện bằng hệ thống ngôn từ trong sáng, được tinh luyện dưới ngòi bút của nhà văn, do vậy mỗi tác phẩm văn học là một bức tranh muôn hình muôn vẻ…

Với những giá trị thẩm mỹ độc đáo, văn học góp phần thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, phát triển năng lực và thị hiếu thẩm mỹ của con người. Với trẻ em, khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ tốt hơn, văn học chính là phương tiện nuôi dưỡng những xúc cảm thẩm mỹ ở trẻ. Sau quá trình tiếp xúc thường xuyên với cái đẹp, trẻ em có thể sáng tạo ra cái đẹp.

2. Tác phẩm văn học với việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em lứa tuổi MN

Lòng nhân ái được hiểu là tình yêu thương con người, yêu thương vạn vật xung quanh.

Lòng nhân ái của dân tộc ta được bắt nguồn từ xa xưa trong lịch sử, điều đó được thể hiện qua sự đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau chống chọi với thiên tai, địch họa…ở lứa tuổi mầm non, trẻ bắt đầu hiểu biết về bản thân với các mối quan hệ xã hội, cách giao tiếp ứng xử với những người xung quanh do vậy nhà sư phạm cần phải giáo dục cho trẻ những chuẩn mực của lòng nhân ái. Qua đó trẻ có những hành vi và thái độ đúng đắn. Văn học luôn luôn vì con người và hướng con người đến những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Văn học thiếu nhi cũng nhằm mục đích đem đến cho con người những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Như vậy thông qua tác phẩm văn học, trẻ

được bồi dưỡng, vun đắp tình yêu thương con người, tình yêu thương cỏ cây hoa lá, vạn vật xung quanh…mở rộng hơn đó là tình yêu đất nước, tình yêu đồng loại…

3. Tác phẩm văn học với việc giáo dục trí tuệ cho trẻ em

Giáo dục trí tuệ cho trẻ được thực hiện qua nhiều hoạt động khác nhau và văn học là một phương tiện hữu hiệu góp phần giáo dục trí tuệ cho trẻ.

Văn học giúp trẻ nhận biết về các hiện tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp…

Văn học giúp trẻ mở mang nhận thức về thế giới cỏ cây hoa lá Văn học giúp trẻ mở mang nhận thức về thế giới loài vật Văn học giúp trẻ mở mang nhận thức về thế giới đồ vật

Văn học giúp trẻ mở mang nhận thức về các quan hệ trong đời sống

4. Văn học thiếu nhi với phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

M.Goorki nói: Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, mọi lĩnh vực của đời sống đều được văn học đề cập đến.

Phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ hàng đầu trong giáo dục mầm non vì ngôn ngữ được xem là phương tiện vạn năng giúp con người thâm nhập, khám phá tất cả các lĩnh vực khoa học, cũng như các lĩnh vực của đời sống hành ngày.

Thông qua quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học, trẻ có cơ hội phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc và nâng cao khả năng biểu đạt…

Như vậy, có thể nói rằng văn học có ý nghĩa to lớn tới giáo dục mầm

non, giúp phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, sâu sắc. Chính vì lẽ đó mà văn học, đặc biệt là các tác phẩm văn học có vai trò quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Văn học mang đến cho trẻ thơ những cái hay, cái đẹp, cái thiện, cái chân thạt và cao

quý. V.G.Beieelinxki đã từng nói: “Một cuốn sách viết cho thiếu nhi là để

giáo dục, mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại, vì nó quyết định số phận con người”. Những ảnh hưởng của văn học đến các em là một quá trình lâu dài và

bền bỉ. Nó đi vào nhận thức của các em một cách chậm rãi từ từ nhưng lại có giá trị nhân văn to lớn đến việc hình thành một nhân cách toàn diện.

Để phát huy được nhiều mặt đến việc giáo dục trẻ, văn học là một phương tiện mang lại hiệu quả mạnh mẽ trong việc giáo dục các em về trí tuệ, đạo đức, thẫm mỹ và thể chất. Đặc biệt văn học góp phần rất lớn vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách. E.I.Chikhiêva, nhà giáo dục Nga nổi tiếng xem xét công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ là khâu chủ yếu của hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề cho mọi sự thành công khác. Ông cho rằng: “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa khoá của nhận

thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng văn hoá của dân tộc, của nhân loại”.

Sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng của cô giáo mầm non. Sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ với các tác phẩm văn học được chọn lọc dưới sự hướng dẫn của cô giáo sẽ mở mang nhận thức, phát triển tư duy và trí tưởng tượng cho trẻ, hình thành ở trẻ những cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm đạo đức, thái độ sáng tạo ngôn ngữ và năng lực cảm thụ nghệ thuật. Điểm đặc trưng của trẻ mầm non chưa biết đọc, khả năng đọc thông viết thạo của các em lại cành không thể, nhưng bằng phương pháp đọc kể diễn cảm có nghệ thuật các tác phẩm văn học, phương pháp trò chuyện, trao đổi với trẻ về tác phẩm văn học, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan nhằm củng cố, khắc sâu những biểu tượng. Nhà sư phạm giúp trẻ cảm nhận sâu sắc nội dung tư tưởng của tác phẩm ở mức độ của các em, giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật, tích luỹ vốn từ văn học nghệ thuật, những hình tượng nghệ thuật, những khái niệm và rèn thao tác tư duy, óc sáng tạo.

Một điều quan trọng không kém là trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học, giáo viên cần tạo cho trẻ tình yêu với tác phẩm, khám phá lời hay ý đẹp, hứng thú khi tiếp nhận bài thơ hay câu chuyện. Có như vậy lòng yêu thích văn học mới được khơi gợi trong trẻ. Muốn công việc giáo dục này đạt hiệu quả, nhà giáo dục cần dạy học theo quan điểm giáo dục tích hợp nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con người như một thể thống nhất, nó đối lập với cách nhìn nhận chia cắt rạch ròi các sự vật hiện tượng. Quan điểm này cho rằng: tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là xâm nhập, đan xen vào các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng vào nhau tạo thành một chỉnh thể. Trong đó không những các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ chỉnh thể đó được nhân lên. Việc dạy trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo. Dạy học một cách thỏa mái, linh hoạt, sôi động, hấp dẫn không áp đặt và không gò bó... Có như vậy trẻ sẽ nhận thức thế giới xung quanh thông qua các tác phẩm văn học một cách hiệu quả nhất.

Một đặc điểm nổi bậc riêng của các tác phẩm văn học dành cho trẻ em nữa là lối hành văn tương đối phóng khoáng, dễ nghe, dễ hiểu, dễ thuộc. Các nhân vật với hình ảnh giàu tính biểu tượng, quen thuộc, gần gũi đối với trẻ. Từ đây trẻ học theo cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.

Qúa trình trẻ tiếp xúc với văn học là quá trình trẻ học lời ăn tiếng nói của các tác phẩm văn học. Lời nói nghệ thuật giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp của ngôn ngữ và cái đẹp của tiếng mẹ đẻ. Một chủ thể trong xã hội không thể hoàn thiện về nhân cách nếu không hiểu và không yêu ngôn ngữ bản địa. Có thể tìm thấy trong các tác phẩm văn học những từ ngữ trong sáng, chính xác, nhiều màu sắc, có tính tạo hình, gợi tả và có tính biểu cảm cao. Ví như cách nói véo von như trong bài thơ “Bắp cải xanh” của Phạm Hổ : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắp cải xanh

Xanh man mát Lá cải sắp

Sắp vòng tròn ...

Như vậy, tác phẩm văn học đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ về sau.

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 29 - 34)