Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 1 Khái niệm “ văn học trẻ em”

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 25 - 26)

- Câu ngắn và câu dài:Câu ngắn có thể diễn tẻ những sự việc diễn ra

A. Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 1 Khái niệm “ văn học trẻ em”

1. Khái niệm “ văn học trẻ em”

Văn học trẻ em lâu nay vẫn quen gọi là văn học thiếu nhi) “ gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành cho trẻ em”. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của trẻ em. ( Theo từ điển Thuật ngữ văn học – NXB Giáo dục, 1992)

Trên thế giới, từ rất lâu đã xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi. Hầu như bất cứ nhà văn lỗi lạc nào cũng đều có vài ba tác phẩm viết cho các đó là những sách học vần, sách bách khoa, sách dạy các quy tắc ứng xử trong xã hội xuất hiện ở châu Âu từ thế kỉ XIV. Dần dần khuynh hướng đề cao nghệ thuật trong sáng tác cho các em ngày càng được chú ý. Đã có nhiều sáng tác cho các em trở thành tác phẩm kinh điển của nền văn hóa nhân loại, ví dụ: Truyện cổ Anđécxen, Truyện kể của Peeeerron, Gulivo du kí của Gi. Xuypt, không gia đình của Hecto malo…Ở mỗi dân tộc, văn học cho các em có những nét đặc sắc riêng, tuy nhiên, những tác phẩm hay đều gặp nhau ở một điểm là hướng về mục đích nhân văn, hướng tới cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống.

Ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho các em, nhưng phải đến sau cách mạng tháng Tám 1945, nền văn học thiếu nhi mới chính thức được hình thành. Đến nay, trải qua nhiều thăng trầm,

văn học thiếu nhi Việt Nam đã phát triển phong phú, đa dạng và thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc.

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w