- Câu ngắn và câu dài:Câu ngắn có thể diễn tẻ những sự việc diễn ra
1. Khái niệm khám phá khoa học
Làm quen với MTXQ “ là quá trình phát triển trẻ em như một nhân cách được bắt đầu từ thích ứng, đến lĩnh hội và cải tạo môi trường”
Hoạt động làm quen với MTXQ là việc tổ chức, hướng dẫn có mục đích, có kế hoạch của giáo viên nhằm cho trẻ được tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh, tạo điều kiện dẫn dắt trẻ hòa nhập vào cuộc sống, nhằm tích lũy tri thức, những ấn tượng tốt đẹp về thiên nhiên, về cuộc sống xã hội phong phú, đa dạng…Đây là hoạt động nhằm giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh đầy bí ẩn, mới lạ có ý nghĩa quan trọng giúp trẻ tự tin, năng động, phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, tích cực tìm tòi phát triển các chức năng tâm lý. Khi tham gia vào hoạt động này, trẻ phải giải quyết rất nhiều vấn đề khác nhau, phải suy nghĩ tích cực,…điều này làm cho tính tích cực, tự giác, sáng tạo, độc lập,…của trẻ có cơ hội phát triển và bên cạnh đó là sự phát triển ngôn ngữ.
Hiện nay, trong giáo dục mầm non, khái niệm “ khám phá khoa học về môi trường xung quanh”. Theo các quan điểm của nhiều nhà khoa học, cách tốt nhất để học khoa học là phải làm khoa học. Đối với trẻ mầm non, làm khoa học cũng chính là quá trình khám phá. Đây là những hoạt động nhằm “ Tìm kiếm để phát hiện ra cái mới, cái ẩn dấu”. Vì vậy, cho trẻ khám phá khoa học về MTXQ chính là việc giáo viên tạo ra các điều kiện, cơ hội tổ chức hoạt
động để cho trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện những điều thú vị về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Đây thực chất là việc giáo viên tạo môi trường, tạo ra các tình huống tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng của MTXQ, thông qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi và phát triển của chúng.
Có thể nói đây là hình thức quan trọng nhất giúp trẻ hiểu biết về MTXQ vì hình thức này thực hiện nhiệm vụ cho trẻ làm quen với MTXQ một cách đầy đủ nhất so với các hình thức khác ( vui chơi, sinh hoạt, dạo chơi, tham quan…).Giờ học được tổ chức theo những thời gian nhất định và được lập kế hoạch trước dựa trên chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Với quan điểm tích hợp, tích cực hóa hoạt động của trẻ, giáo viên có thể sử dụng phối hợp những phương pháp khác nhau. Quá trình tổ chức tiết học được diễn ra theo một cấu trúc rõ rang và logic, khoa học về mặt nội dung dựa trên những đặc điểm nhận thức, tình cảm của trẻ mầm non và nguồn tri thức về MTXQ. Mục đích chủ yếu của giờ học là trang bị cung cấp cho trẻ kiến thức về đặc điểm đặc trưng của một số nhóm đối tượng. Trên cơ sở đó hình thành khái niệm sơ đẳng, biểu tượng khái quát về chúng. Các kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp…là kỹ năng chính trẻ được rèn luyện trên các giờ học. Bên cạnh đó, giờ học còn góp phần quan trọng trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ.