Nội dung hoạt động làm quen với MTXQ của trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 36)

- Câu ngắn và câu dài:Câu ngắn có thể diễn tẻ những sự việc diễn ra

3. Nội dung hoạt động làm quen với MTXQ của trẻ mẫu giáo

Hoạt động làm quen với MTXQ có hai nội dung: Làm quen với môi trường tự nhiên và làm quen với môi trường xã hội.

+ làm quen với người lớn

- Trẻ biết được mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn. Trẻ phân biệt trẻ em và người lớn qua độ lớn, diện mạo, khả năng làm việc. Có biểu tượng về con người qua một số dấu hiệu chung.

- Trẻ làm quen với hoạt động của người lớn: Phân biệt các nghề trong xã hội qua tên gọi, trang phục, dụng cụ làm việc…

- Làm quen với sự nghỉ ngơi của người lớn: quan tâm đến người lớn, tham gia tích cực vào hình thức nghỉ ngơi tích cực của người lớn

- Trẻ làm quen với hình thức sáng tạo của người lớn: Cho trẻ thấy khả năng rất lớn của con người trong hoạt động. Hướng dẫn trẻ làm quen với hoạt

động sáng tạo, hướng sự chú ý của trẻ đến kết quả lao động, đến điều kiện phát triển sự sáng tạo.

+ Giáo dục tự nhận thức bản thân

- Làm quen với cơ thể: Nhận biết được đặc điểm của giới tính dựa vào cách ăn mặc, sở thích, đặc điểm các bộ phận cơ thể.

- Tự nhận thức về tình cảm, ý nghĩ , kỹ năng và hành vi: Có thể làm chủ cảm xúc trong một số tình huống. Biết thể hiện sự đồng cảm với người tàn tật. Biết cần suy ngĩ khi làm việc, tôn trọng suy nghĩ của người khác.

- Ý thức được vị trí xã hội. Biết rõ họ tên, vị trí và công việc của mọi người trong gia đình. Hứng thú tìm hiểu về dòng họ và cố gắng tham gia các hoạt động để thể hiện bản thân một cách tích cực.

+ Làm quen với đồ vật

- Hình thành biểu tượng về đồ vật. Có kỹ năng khảo sát đồ vật: Quan sát, so sánh, phân loại…giải thích mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các đồ vật, đồ chơi. Hình thành biểu tượng ý nghĩa xung quanh trẻ. Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng chức năng của nó.

- Hình thành kỹ năng sử dụng đồ vật. Có biểu tượng về vật thay thế. Nhận ra mối quan hệ giữa chức năng và tên gọi đồ vật.

- Hình thành ở trẻ mong muốn sáng tạo đồ vật. Có biểu tượng phong phú về đồ vật xung quanh và có nhu cầu con người làm ra đồ vật phục vụ cuộc sống. Có mong muốn và khả năng cải tạo và sáng tạo đồ vật.

+ Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước

- Giáo dục tình yêu đối với thành phố quê hương đất nước. Có biểu tượng rõ nét về làng, khu phố, quê hương đất nước. Trẻ tích cực tham gia hoạt động xã hội. Hình thành biểu tượng rõ nét về con người Việt Nam qua các danh nhân; làm quen với phẩm chất nhân cách, kĩ năng làm việc của họ.

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w