Văn học phản ánh thế giới thực vật

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 39 - 40)

C. Mối quan hệ giữa văn học trẻ em với môi trường tự nhiên xung quanh trẻ.

1. Văn học phản ánh thế giới thực vật

Môi trường tự nhiên vô cùng rộng lớn. Thế giới thực vật lại phong phú, đa dạng. Đối với trẻ nhỏ thế giới thực vật thân quen, đáng yêu như những người bạn xung quanh. Hầu như tất cả trẻ em đều yêu thích cỏ cây, hoa lá trong thiên nhiên bởi chúng rất gần gũi với các em, chúng có trong các bữa ăn hàng ngày, trong cuộc sống sinh hoạt, trong hoạt động vui chơi, trong các câu chuyện kể…Thế giới thực vật vô cùng hấp dẫn, muôn màu, muôn vẻ luôn gợi lên những thắc mắc trong trẻ: Đay là cái gì? Tại sao lá màu xanh? Hoa nở vào mùa nào? Cây cần gì để lớn lên?...trẻ luôn có nhu cầu ,uosn khám phá thật nhiều để hiểu hơn về sự kỳ diệu của thiên nhiên. Đáp ứng lòng mong mỏi của trẻ văn học thiếu nhi đã phản ánh khá đầy đủ về các loài thực vật trong môi trường sống của trẻ, điều đó đã làm cho trẻ ngày càng thêm yêu quý cây xanh và có những xúc cảm đặc biệt với thế giới thực vật có ở quanh mình. Đề tài này luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ viết cho các em.

Trong các tác phẩm của Phạm Hổ: “ Bạn trong vườn” là tập thơ đặc sắc, thú vị miêu tả các loại cây quen thuộc với các em: na, sung, dứa, ổi, khế…mỗi loại quả một hình ảnh đẹp với nội dung chau chuốt, ngắn gọn mà đầy âm thanh, nhịp điệu, màu sắc.

Đầu xannh mũ vua Mình vàng áo giáp Một trăm con mắt Nhìn quanh bốn bề Đội nắng dứa về Đẹp trên đất đỏ Một quả sóc ăn Thơm lừng trong gió.

Thái Thanh Long đã từng nói về một loại cây bé nhỏ, gai góc, loài cây mà dường như trẻ em không bao giờ muốn kết bạn, muốn đến gần. Nhưng ở đây, tác giả đã mang đến cho các em một cảm giác khác hẳn, một tình cảm thân thiết, cảm thông với loài thực vật nhỏ bé “ Thẹn thùng, nhút nhát” đó chính là “cây Xấu Hổ”.

“Tay em khẽ chạm Vì hay nhút nhát

Lá cụp vào rồi Cây đứng một mình

Cây như có mắt Vì hay xấu hổ

Phải không bạn ơi Suốt đời lặng thinh…

Mắt trong kẽ lá Tinh nghịch nhìn em Xin đừng xấu hổ Cây hãy làm quen

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng góp phần vào văn học thiếu nhi nhiều tác phẩm hay về thế giới thực vật: Cây dừa, vườn cải, Đánh thức trầu, cây đa, cây bang, hoa dại, hạt gạo làng ta…

Thế giới cỏ cây, hoa trái đi vào thơ ca luôn trở nên đẹp hơn, lung linh hơn và nhiều màu sắc hơn, càng kích thích các em mong muốn hiểu biết, được chăm sóc, được bảo vệ, được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, tăng cảm xúc và hứng thú nghệ thuật cho các em.

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w