Sưu tầm, lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp với các hoạt động trong tiết học làm quen với môi trường xung quanh của trẻ mầm

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 65)

- Họ và tên:

3.8. Sưu tầm, lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp với các hoạt động trong tiết học làm quen với môi trường xung quanh của trẻ mầm

động trong tiết học làm quen với môi trường xung quanh của trẻ mầm non

- Thống kê tất cả những tác phẩm văn học trong Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có sử dụng trong tiết học làm quen với môi trường xung quanh.

- Tìm kiếm, sưu tầm những tác phẩm văn học ngoài chương trình hoặc những tác phẩm do chính cô giáo sáng tác ra phù hợp với trẻ mầm non.

- Dựa vào đối tượng trẻ, chủ đề và nội dung trong tiết học làm quen với môi trường xung quanh để lựa chọn cách sử dụng các tác phẩm văn học cho phù hợp.

Trên đây là một số biện pháp sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ làm quen với MTXQ mà tôi đã đưa ra nhằm nâng cao hơn hiệu quả hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ, đồng thời phát huy được giá trị của văn học trong giáo dục trẻ. Cô giáo mầm non có thể sử dụng các biện pháp sao cho phù hợp với mục tiêu cụ thể của nội dung các hoạt động.

Vấn đề 3: Chị có kiến nghị, đóng góp gì cho giáo viên sau khi học xong chuyên đề nay?

Văn học nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm văn học có vai trò to lớn không gì có thể thay thế được trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non làm quen với các tác phẩm văn học từ lâu đã được đặt ra như một nội dung, một phương tiện vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ. Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng đi vào long người một cách tự nhiên và sâu sắc. Có thể nói, đó là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em một cách toàn diện.

Văn học cần đem Văn học cần mang lại cho trẻ thơ cái đẹp, cái cao quý, cái thiện. Một cuốn sách viết cho thiếu nhi là để giáo dục, mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại, vì nó quyết định số phận của con người. Tuy nhiên cũng không nên cực đoan cho rằng sau khi đọc xong một tác phẩm là ngay lập tức các em có thể trở thành người tốt hay người xấu. Những ảnh hưởng văn học đến các em là một quá trình lâu dài và bền bỉ nó tác động một cách từ từ nhưng giá trị nhân văn của nó có thể tạo nên sức mạnh, ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài tới sự hình thành và phát triển nhân cách của các em.

Các tác phẩm văn học nói chung, văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng như một khung cửa sổ rộng lớn đưa các em tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Từ những các phẩm văn học này, Các em thấy được cả một thế giới bao la, cùng với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động. Đặc biệt, những nội dung phong phú đa dạng, những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng được thể hiện bởi một hệ thống ngôn từ hết sức đẹp đẽ với các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tạo nên những bức tranh muôn màu, môn vẻ về thiên nhiên và cuộc sống. Trẻ

em với tâm hồn ngây thơ, chưa có sự trải nghiệm cá nhân, sự nhận thức về thế giới xung quanh mới ở mức cảm tính, gắn với những cái cụ thể trước mắt. Vẽ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ thuật và sự tưởng tượng ngây thơ sẽ là cơ sở để các em có thể rung động và cảm nhận được các vẻ đẹp trong các tác phẩm văn học.

Nhận thức được tầm quan trọng của các tác phẩm văn học đối với sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Em càng muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này… Và em cảm thấy thật may mắn khi được cô giáo - PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý trực tiếp giảng dạy chuyên đề “sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non”. Qua quá trình học, em thấy rằng: Cô đã sử dụng những phương pháp giảng dạy một cách rất khoa học và sáng tạo. Qua từng buổi học những kiến thức của em về chuyên đề ngày một rõ ràng và chính xác hơn. Lượng kiến thức mà cho đưa vào các tiết học rất phù hợp. Với vai trò là người hướng dẫn cô đã giúp chúng em phát huy tối đa tính chủ động và sáng tạo trong quá trình tiếp nhận chuyên đề và đưa những kiến thức đã học vào trong thực tế.

Với cách dạy học như vậy, cô đã giúp chúng em lĩnh hội được kiến thức một cách chủ động, từ đó tạo hứng thú học tập và xây mê nghiên cứu môn học. Cô đã giúp chúng em có cơ hội được học hỏi và trao đổi kiến thức với các thành viên khác trong nhóm và giữa các nhóm với nhau. Đặc biệt với phương pháp lấy người học làm trung tâm trong quá trình giảng dạy, phát huy tối đa năng lực của người học, giúp chúng em trở nên tự tin, mạnh dạn nêu lên những quan điểm và những ý kiến của cá nhân mình trước nhiều vấn đề được đặt ra.

Với cách làm việc theo nhóm, cô đã định hướng cho mỗi cá nhân phát huy được sở trường riêng, đặc trưng riêng. Cho nên trong một nhóm luôn có những ý kiến theo nhiều chiều hướng và từ nhiều góc độ khác nhau, thông

qua việc trao đổi, đóng góp ý kiến của các bạn nhóm khác và đặc biệt là sự định hướng lại những phần con thiếu sót trong các bài tập của cô mà những kiến thức của em về chuyên đề ngày càng phong phú và đa dạng nhưng cũng rất thực tế. Em rất thích và hoàn toàn đồng ý với phương pháp giảng dạy này, cho nên em không có ý kiến và góp ý gì cho giáo viên giảng dạy.

Em xin được gửi lời cảm ơn, tri ân chân thành, sâu sắc đến cô. Có lẽ chúng em sẽ không thể quên được hình ảnh cô giáo, với cách dạy ,với giọng giảng bài say mê như muốn truyền đạt lại cho chúng em tất cả tri thức của mình. Không chỉ có kiến thức về chuyên đề “sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non”, cô còn dạy chúng em cả cách sống, cách làm người và cách nhìn nhận những vấn đề trong xã hội. Cô đã dạy cho chúng em cách nhìn nhận cuộc sống, nhìn một cách đa diện, đa chiều...

Một phần của tài liệu sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w