Biện pháp đƣa ra phải đảm bảo tính thực tiễn nghĩa là nó đƣợc xây dựng căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trƣờng về nguồn lực cơ sở vật chất, về nguồn lực con ngƣời (đội ngũ giáo viên) và nguồn lực tài chính. Và căn cứ vào văn hóa tổ chức, khả năng quản lý, điều hành của cán bộ quản lý nhà trƣờng. Biện pháp đƣa ra phải đảm bảo tính khả thi nghĩa là các biện pháp phải phù hợp với lý luận quản lý giáo dục và các quan điểm chỉ đạo của Đảng. Nhà nƣớc về công tác giáo dục đạo đức học sinh, phù hợp với thực tiễn nhà trƣờng, đặc điểm văn hóa địa phƣơng và tâm lý lứa tuổi học sinh, có khả năng vận dụng thành công vào thực tế, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trƣờng.
Mỗi biện pháp quản lý khi đƣa ra sẽ có tác động và ảnh hƣởng đến một tập thể, tạo nên diện mạo nhân cách của thế hệ trẻ. Vì vậy các biện pháp khi đƣa ra phải đƣợc cân nhắc kĩ càng, tính toán khoa học, tiến hành khảo nghiệm, kiểm định tính phù hợp và tính khả thi của biện pháp
3.1.4. Đảm bảo mục tiêu giáo dục trung học phổ thông và phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT
Đảm bảo thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[27] Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những hiệu quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thƣờng về kỹ thuật và hƣớng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hƣớng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Các biện pháp cần đảm bảo các nguyên lý chung của giáo dục học, đó là “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trƣờng gắn liền với xã hội” đồng thời đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, lý luận giáo dục. Các nguyên tắc giáo dục con ngƣời dựa trên nền tảng cơ bản là học đạo lý làm ngƣời – mục tiêu cao nhất của giáo dục và dựa trên triết lý “tất cả cho con ngƣời, tất cả vì con ngƣời”
Các biện pháp quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh nói riêng phải căn cứ vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có gia tốc tăng trƣởng lớn về tâm lý, thể chất sinh lý, tiếp tục hoàn thiện, đã trƣởng thành về giới tính. Sự phát triển nhân cách là một quá trình phức tạp, chịu sự chi phối của các quy luật tâm lý xã hội. Sự phát triển nhân cách không phải lúc nào cũng hài hòa, cân đối giữa thể chất và tinh thần, giữa ý thức và hành vi, giữa lý trí và tình cảm, mà nó có nhiều mâu thuẫn, xung đột, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể kiểm soát và cả những yếu tố không kiểm soát đƣợc.
Hiểu đúng vai trò của bẩm sinh di truyền trong sự phát triển nhân cách, ta có thể xây dựng những biện pháp quản lý đúng đắn góp phần hình thành phẩm chất nhân cách học sinh phù hợp yêu cầu xã hội.