Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nguyễn du, thành phố hải phòng (Trang 33 - 36)

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức:

Kế hoạch GDĐĐ đƣợc nhà trƣờng xây dựng cho cả năm học và đƣợc cụ thể thành kế hoạch hoạt động của tháng, tuần, học kỳ. Nội dung của kế hoạch phải đảm bảo:

- Xác định hình thành mục tiêu, phƣơng hƣớng đối với nhà trƣờng về công tác giáo dục đạo đức.

- Xác định và đảm bảo ( Có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của nhà trƣờng để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

- Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.

1.4.2.2. Tổ chứ c, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh là quá trình hình thành nên cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhà trƣờng nhằm giúp họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh.

Để đạt đƣợc mục tiêu của kế hoạch thì các thành viên, các bộ phận cần đƣợc giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch giáo dục đạo đức; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.

Tổ chức thực hiện kế hoạch cần đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau: - Lập danh sách những công việc cần phải hoàn thành.

- Phân chia công việc thành những nhiệm vụ cụ thể cho các nhân, các bộ phận. Đảm bảo họ có thể thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic.

- Thiết lập một cơ chế phối, kết hợp hoạt động của các cá nhân, các nhóm, các bộ phận một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện để đạt đƣợc mục tiêu một cách dễ dàng và hiệu quả.

- Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh cần thiết.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Chỉ đạo là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trƣờng thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động giáo dục đạo đức diễn ra đúng hƣớng, đúng kế hoạch và phối hợp đƣợc các lực lƣợng giáo dục. Chỉ đạo, lãnh đạo bao hàm việc liên hệ với các cá nhân và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ. Việc lãnh đạo không phải chỉ có sau khi lập kế hoạch và tổ chức thực hiện mà nó đã đƣợc thấm vào ảnh hƣởng quyết định tới hai nội dung trƣớc.

1.4.2.3. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

Hoạt động GDĐĐ cũng nhƣ các hoạt động giáo dục khác cũng cần đến những trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất và phù hợp đảm bảo hoạt động giáo dục đƣợc diễn ra một cách thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục.

Để hoạt động giáo dục có chất lƣợng, các nhà quản lý cần quản lý tốt các điều kiện nguồn lực:

- Nguồn nhân lực là lực lƣợng trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

- Vật lực là cơ sở vật chất, trang thiết bị ...

- Tài lực là nguồn lực về mặt tài chính, ngân sách chi cho việc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức

Trong quá trình quản lý, ngoài việc có kế hoạch sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhà quản lý phải có kế hoạch bồi dƣỡng nguồn nhân lực và kế hoạch sửa chữa, tu bổ, mua mới hoặc nâng cấp trang thiết bị để đảm bảo hoạt động dạy học và GDĐĐ cho học sinh.

1.4.2.4. Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức học sinh

Để học sinh phát triển toàn diện, không phải chỉ có nhà trƣờng, gia đình mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trƣờng giáo dục nhà trƣờng, gia đình, xã hội. Các lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng: Công Đoàn, Đoàn thanh niên, cán bộ giáo viên cơ hữu, GVCN, lực lƣợng quản sinh và hội cha mẹ học sinh. Lực lƣợng ngoài nhà trƣờng nhƣ tổ chức, đoàn thể ngoài xã hội, Công an, Y tế... Mỗi lực lƣợng đều có nhiệm vụ, phƣơng pháp và tính ƣu việt riêng. Vì vậy, nhà quản lý cần quan tâm quản lý sự phối hợp các lực lƣợng để hoạt động giáo dục đƣợc tiến hành đồng bộ, liên tục, tạo nên sức mạnh tổng hợp làm tăng hiệu quả công tác GDĐĐ, tạo điều kiện cho nhân cách của học sinh đƣợc hình thành và phát triển vững chắc.

1.4.2.5. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ

Bất cứ hoạt động nào cũng cần kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra để cải tiến thay đổi phƣơng pháp, điều chỉnh kế hoạch. Ngoài ra việc kiểm tra còn cho thấy đƣợc những ƣu điểm, hạn chế của đội ngũ cũng nhƣ của ngƣời lãnh đạo. Mục đích của kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ là để động viên đồng nghiệp, tƣ vấn, thúc đẩy chứ không nặng nề về phê bình xếp loại. Đây là công việc thƣờng xuyên của Hiệu trƣởng trong công tác quản lý nhà trƣờng do vậy cần lƣu ý một số vấn đề trong kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ:

Cần xây dựng các tiêu chí chuẩn, ở đây cần có sự thống nhất trong toàn trƣờng về các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của hoạt động GDĐĐ. Muốn vậy hơn ai hết Hiệu trƣởng cần phải nắm rõ mục tiêu yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức… của hoạt động này. Nhƣ đã nói ở trên GDĐĐ gắn liền với việc rèn luyê ̣n hành vi đa ̣o đƣ́c nên ngƣời quản lý cần quan tâm đến các tiêu chí xác nhâ ̣n các hành vi chuẩn mƣ̣c trong đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ.

Tổ chức, bố trí, phân công lực lƣợng kiểm tra: Lực lƣợng kiểm tra chủ yếu là các thành viên của Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ.

Thực hiện công tác kiểm tra cần lƣu ý kiểm tra nội dung các hoạt động đã đề ra theo kế hoạch, kiểm tra kết quả từng hoạt động cụ thể về nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục về các mặt nề nếp sinh hoạt, tham gia các hoạt động phong trào, thành tích. Mục đích kiểm tra chủ yếu là để tƣ vấn thúc đẩy, rút kinh nghiệm.

Về phƣơng pháp kiểm tra, cần kiểm tra qua hồ sơ sổ sách, trao đổi tìm hiểu, nghe báo cáo hoặc có thể trực tiếp dự một vài hoạt động cụ thể.

Qua kiểm tra cần có biện pháp xử lý, cải thiện mọi điều kiện để nâng cao chất lƣợng hoạt động GDĐĐ.

Tóm lại hoạt động GDĐĐ là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của mỗi nhà trƣờng đặc biệt là trƣờng phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, trong công tác quản lý, Hiệu trƣởng cần phải tổ chức chỉ đạo hoạt động này một cách cân đối, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, của cấp học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nguyễn du, thành phố hải phòng (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)