Đa dạng hóa nội dung và hình thức giáo dục đạo đức học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nguyễn du, thành phố hải phòng (Trang 93)

3.2.6.1. Mục tiêu

Nhân cách học sinh đƣợc hình thành thông qua quá trình các em tham gia các hoạt động. Đa dạng hóa các hoạt động với nội dung và hình thức giáo dục làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động tạo sự hứng thú với học sinh, thu hút học sinh tham gia, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.

3.2.6.2. Nội dung

Tổ chức các hoạt động học tập ngoại khóa, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động văn nghệ thể dục thể thao lành mạnh bổ ích cho các em, nhằm định hƣớng lối sống tích cực, ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc

Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề hàng tháng, có trọng tâm, chú trọng công tác giáo dục thông qua tập thể, bằng tập thể.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức dƣới nhiều hình thức: hội diễn văn nghệ, câu lạc bộ học tập, các cuộc thi sân chơi trí tuệ, hội khỏe phủ đổng, tham quan học tập kinh nghiệm, tham gia lễ hội truyền thống ở địa phƣơng...

Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ điểm từng tháng có lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức. Cụ thể:

Tháng 9 với chủ đề thanh niên học tập, rèn luyện phấn đấu vì ngày mai lập thân lập nghiệp. Nhà trƣờng tổ chức các hoạt động lồng ghép nội dung

giáo dục truyền thống nhà trƣờng, giáo dục lý tƣởng sống, phấn đấu, xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho các em.

Các hình thức tổ chức sân chơi trí tuệ “ khi tôi 18” nhằm giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật, hỗ trợ trang bị kiến thức pháp luật, tri thức phổ thông, kỹ năng thực hành xã hội cho thanh niên vị thành niên vững vàng thực thi quyền và nghĩa vụ công dân khi đủ 18 tuổi.

Tổ chức chƣơng trình “ thắp sáng ƣớc mơ tuổi trẻ Việt Nam” dƣới hình thức giao lƣu với cựu học sinh nhà trƣờng, những ngƣời thành đạt, những gƣơng mặt học sinh tiêu biểu điển hình.

Tháng 10 với chủ đề thanh niên với tình bạn tình yêu gia đình. Tổ chức các hoạt động giáo dục có nội dung giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục tình cảm gia đình.

Hình thức tổ chức nhƣ: tọa đàm tình bạn tình yêu, viết bài dự thi sức khỏe sinh sản vị thành niên

Tháng 11 với chủ đề thanh niên với truyền thống tôn sƣ trọng đạo. Các hoạt động có nội dung giáo dục truyền thống tôn sƣ trọng đạo, truyền thống hiếu học.

Hình thức tổ chức nhƣ: thi viết vẽ làm báo tƣờng, hội diễn văn nghệ hát về thầy cô mái trƣờng, các hoạt động tri ân thầy cô

Tháng 12, tháng 1, tháng 2, với chủ đề Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Các hoạt động giáo dục có nội dung giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, giáo dục truyền thống dân tộc, nét đẹp văn hóa ngƣời Việt, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Giáo dục lòng biết ơn anh Bộ đội Cụ Hồ, những thế hệ cha anh đã chiến đấu hi sinh để thế hệ trẻ đƣợc sống trong hòa bình độc lập nhƣ ngày hôm nay.

Hình thức tổ chức nhƣ: hội khỏe phủ đổng, hội trại với chủ đề ngày hội dân gian, trƣng bày các sản phẩm hiện vật đặc trƣng văn hóa từng vùng miền trong từng thời kỳ. Tổ chức giao lƣu múa hát văn nghệ các bài hát dân ca Việt Nam. Tổ chức cho học sinh tham quan và học tập ngoại khóa tại bảo

tàng dân tộc, bảo tàng thành phố, khu di tích lịch sử. Tổ chức học sinh xem phim tƣ liệu ví dụ phim “ thành cổ Quảng trị”; “ vĩ tuyến 17 ngày và đêm”... Tổ chức học sinh đến tham tặng quà gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết nguyên đán nhằm giáo dục tinh thần “tƣơng thân tƣơng ái”, “lá lành đùm lá rách”.

Tháng 3 chủ đề thanh niên với vấn đề lập nghiệp. Các hoạt động giáo dục có nội dung giáo dục ý thức trách nhiệm, lƣơng tâm nghề nghiệp, tinh thần lao động, đức tính khiêm tốn, thật thà ...

Hình thức tổ chức nhƣ: tổ chức ngày hội hƣớng nghiệp cho thanh niên, học sinh. Tổ chức đàm về lối sống, nghề nghiệp, lý tƣởng thanh niên để các em hiểu rõ hơn về giá trị cuộc sống và lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ.

Ngoài ra còn các hình thức nhƣ: sinh hoạt dƣới cờ, liên hoan văn nghệ các ca khúc cách mạng nhân kỉ niệm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5), kỉ niệm ngày sinh nhật Bác (19/5), viết nhật ký làm theo lời Bác. Các hoạt động quyên góp ủng hộ, hoạt động từ thiện nhân đạo ... giáo dục tinh thần “ uống nƣớc nhớ nguồn”, “ đền ơn đáp nghĩa”, “ lá lành đùm lá rách”.

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

3.2.7.1. Mục tiêu

Tăng cƣờng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức hoc sinh nhằm nắm bắt thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức học sinh đang diễn ra nhƣ thế nào ? Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh đang thực hiện có phù hợp , có hiệu quả hay không ? Tƣ̀ đó, giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh thấy đƣợc những ƣu điểm, nhƣợc điểm trong công tác quản lý, rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.7.2. Nội dung

Xây dựng tiêu chí, quy trình, phƣơng pháp đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh đảm bảo tính khoa ho ̣c, công bằng, khách quan.

Tổ chức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên , định kỳ, đột xuất nhằm đảm bảo sự thành công của kế hoạch , phát hiện kịp thời những sai sót ; chỉ ra nguyên nhân và đề xuất biê ̣n pháp sƣ̉a chữa. Biểu dƣơng khen thƣởng kịp thời gƣơng ngƣời tốt, việc tốt

3.2.7.3. Cách thức thực hiện

* Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, quy trình kiểm tra đánh giá

Nhà trƣờng xây dựng dự thảo tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Dự thảo đƣợc đƣa ra hội đồng sƣ phạm bàn bạc, thảo luận góp ý bổ sung, sau khi hoàn thiện đƣợc công bố rộng rãi cho tập thể cán bộ giáo viên và tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá theo đúng quy trình và tiêu chuẩn đó. Các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá đƣợc xây dựng dựa trên căn cứ Điều lệ trƣờng trung học, các thông tƣ, văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh, căn cứ vào nội quy của nhà trƣờng, đảm bảo khoa học, rõ ràng, cụ thể làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Các đợt thi đua theo chủ đề thì cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua cho từng đợt. Tiêu chuẩn đánh giá học sinh phải kết hợp cả tiêu chuẩn định lƣợng và định tính. Tính định lƣợng thể hiện số lần đạt thành tích, số lần vi phạm. Tính định tính biểu hiện ở tƣ tƣởng, nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh.

* Kiểm tra đánh giá đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

Khi bƣớc vào năm học, nhà trƣờng cần có phiếu điều tra lớp học để giáo viên chủ nhiệm phản ánh thực trạng học sinh lớp mình. Trong phiếu điều tra cần quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh đặc biệt và những học sinh có những biểu hiện chƣa ngoan.

Giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch chủ nhiệm, có sổ chủ nhiệm, trong kế hoạch và sổ chủ nhiệm phải có phần theo dõi học sinh cá biệt, có ghi chép cụ thể những lỗi vi phạm và những tiến bộ của học sinh, có những dự kiến về phƣơng pháp và cách thức giáo dục đối với từng học sinh, có thông tin liên lạc với gia đình học sinh và kết quả những lần gặp gỡ, trao đổi giữa

giáo viên chủ nhiệm và PHHS, có phần xếp loại hạnh kiểm của học sinh và thi đua theo từng tháng. Nhà trƣờng thƣờng xuyên kiểm tra sổ chủ nhiệm của giáo viên để nắm bắt đƣợc mức độ quan tâm của giáo viên với việc giáo dục, uốn nắn các em, nắm bắt đƣợc mức độ tiến bộ của tập thể lớp. Khi kiểm tra cần có nhận xét đánh giá, có ý kiến chỉ đạo thúc đẩy, tƣ vấn.

Trong buổi họp, nhà trƣờng yêu cầu giáo viên báo cáo tình hình lớp, những hiện tƣợng học sinh có biểu hiện yếu kém về đạo đức ở lớp mình.Nhà trƣờng sẽ định hƣớng và giúp giáo viên có những biện pháp kịp thời, thậm chí lập hội đồng kỉ luật học sinh nếu thấy mức độ vi phạm nghiêm trọng.

Cuối kỳ cuối năm nhà trƣờng cần kiểm tra việc xếp loại hạnh kiểm học sinh của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên dự kiến xếp loại trên cơ sở theo dõi của bản thân, phản ánh từ phía giáo viên bộ môn và tập thể lớp, sự đánh giá phải khách quan và mang tính giáo dục. Trên cơ sở dự kiến của giáo viên nhà trƣờng xem xét, góp ý, trao đổi, xét duyệt kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh tránh bao che, trù dập. Nếu thấy kết quả xếp loại của một lớp có vấn đề tiêu cực, nhà trƣờng cần phải có biện pháp tác động kịp thời đối với công tác chủ nhiệm. Đối với tập thể lớp có nhiều tiến bộ, có nhiều học sinh cố gắng rèn luyện, nhà trƣờng cần kịp thời biểu dƣơng, khen thƣởng.

* Kiểm tra đối với các giáo viên bộ môn

Nhà trƣờng thƣờng xuyên trực ban theo dõi bao quát các lớp học và kiểm tra đột xuất để phát hiện những giờ học có nhiều học sinh làm việc riêng, mất trật tự, bỏ giờ ... kịp thời góp ý trao đổi với giáo viên nâng cao ý thức quản lý và giáo dục học sinh. Nhà trƣờng cũng thƣờng xuyên dự giờ kiểm tra giáo án của giáo viên trong đó chú ý đến việc tích hợp liên hệ thực tế để giáo dục ý thức đạo đức học sinh.

* Kiểm tra với Đoàn thanh niên

Đoàn trƣờng phải xây dựng đƣợc kế hoạch hoạt động, thành lập đội thanh niên xung kích, xây dựng những nội quy, quy định, tiêu chí đánh giá, theo dõi việc thực hiện nội quy của học sinh, xếp loại thi đua các lớp theo

từng tuần, từng tháng, từng học kỳ. Với những học sinh thƣờng xuyên vi phạm Đoàn trƣờng phải kịp thời nhắc nhở, uốn nắn, lập danh sách, thông báo với nhà trƣờng, với giáo viên chủ nhiệm, thông báo với phụ huynh học sinh. Trong các buổi họp giao ban Đoàn trƣờng phải thông báo kết quả xếp loại của từng lớp, phê bình nhắc nhở học sinh, tập thể lớp chƣa thực hiện tốt nề nếp của trƣờng, biểu dƣơng các cá nhân và tập thể có nhiều tiến bộ.

* Xử lý kết quả kiểm tra đánh giá :

Hội đồng thi đua nhà trƣờng căn cứ vào kết quả xếp loại đạo đức học sinh mà ra quyết định khen thƣởng, kỉ luật đối với cá nhân và tập thể. Việc khen thƣởng, và kỉ luật thƣờng đƣợc tổ chức vào buổi sáng chào cờ hàng tuần, sơ kết học kỳ và tổng kết năm học

Khen thƣởng: Tuyên dƣơng khen thƣởng các tập thể, cá nhân có kết quả rèn luyện cao, nhân rộng tấm gƣơng điển hình

Kỉ luật đối với học sinh vi phạm:

Học sinh vi phạm phải làm tƣờng trình, kiểm điểm. Phòng quản sinh và giáo viên chủ nhiệm lập hồ sơ vi phạm của học sinh, thông báo về gia đình kết hợp giáo dục. Nếu học sinh vẫn tiếp tục tái phạm GVCN mời phụ huynh đến trƣờng trao đổi về tình hình học sinh, lập biên bản tiếp phụ huynh, học sinh làm cam kết không tái phạm. Khi tiến hành xử phạt học sinh, cán bộ giáo viên phải thể hiện đƣợc lòng bao dung, xử lý có tình, có lý nhằm mục đích giác ngộ, cảm hóa, giáo dục các em là chính không nặng về kỉ luật, sau khi xử lý, cần có kế hoạch theo dõi, phối hợp với phụ huynh tạo điều kiện, giúp đỡ các em sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ. Đối với những trƣờng hợp học sinh vi phạm nhiều lần, GVCN đã tiến hành mời phụ huynh đến trƣờng phối kết hợp giáo dục nhiều lần mà vẫn không có ý thức sửa chữa. GVCN sẽ đề nghị lên Hội đồng kỷ luật của nhà trƣờng xem xét kỷ luật, bằng những hình thức cao hơn nhƣ: đình chỉ học tập hoặc từ chối đào tạo. Đây là điều mà nhà giáo dục không muốn, nhƣng là cần thiết để đảm bảo tính nghiêm khắc kỷ cƣơng của nhà trƣờng và làm gƣơng cho các em khác.

Công tác kiểm tra đánh giá của nhà trƣờng phải linh hoạt đa dạng, có kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra phải đƣợc duy trì liên tục có tính giáo dục, thúc đẩy, khen thƣởng trách phạt phải công tâm, khách quan.

3.3.Mối liên hệ giữa các biện pháp

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là cách thức con đƣờng, mà nhà quản lý thực hiện nhằm đạt mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh. Mỗi biện pháp đều có ƣu điểm, nhƣợc điểm riêng, không có biện pháp nào là vạn năng các biện pháp này tác động qua lại lẫn nhau và tác động vào đối tƣợng quản lý đó là học sinh THPT. Do vậy để hoạt động giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao cần phối hợp đồng bộ, linh hoạt giữa các biện pháp.

Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh về hoạt động giáo dục đạo đức học sinh” là biện pháp có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện có h iê ̣u quả các biê ̣n pháp khác. Vì nhận thức bao giờ cũng đi trƣớc , có nhận thức đúng thì mới có hàng đô ̣ng đúng.

Biện pháp “ Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh”

là biện pháp chủ đạo, bao quát, chi phối và tác động mạnh mẽ các biện pháp khác. Có kế hoạch thì hoạt động giáo dục mới diễn ra đúng lộ trình, tránh sự tùy tiện, thời vụ. Kế hoạch cụ thể chi tiết rõ ràng, tạo điều kiện cho công tác tổ chức thực hiện thuận lợi.

Để hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của nhà trƣờng đạt hiệu quả, thì cần phối kết hợp của các lực lƣợng giáo dục. Do đó biện pháp “Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa các lực lượng GDĐĐ học sinh” có vai trò quyết định sự thành công của kế hoạch, hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh của nhà trƣờng. Biện pháp này tạo ra mối quan hệ hữu cơ, gắn bó giữa các lực lƣợng, tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Giáo viên cơ hữu là lực lƣợng quan trọng trong nhà trƣờng, tham gia hầu hết các hoạt động nhà trƣờng từ hoạt động dạy học đến quản lý giáo dục học sinh, đến tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giáo viên cơ hữu có

mối quan hệ gần gũi với học sinh, có ảnh hƣởng trực tiếp đến các em. Vì vậy biện pháp “Bồi dưỡng năng lực công tác chủ nhiệm lớp đội ngũ giáo viên cơ hữu” cần đƣợc đầu tƣ quan tâm đúng mức để hoạt động giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao.

Các biện pháp “Đa dạng hóa nội dung và hình thức giáo dục đạo đức học sinh”; “ Tăng cường các điều kiện tài chính, CSVC phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức” ; “Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức học sinh” là những biện pháp cũng rất quan trọng vì không có các biện pháp đó hoạt động GDĐĐ không đạt kết quả nhƣ mong muốn.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích, nội dung, cách thức khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trƣờng THPT Nguyễn Du

3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm

Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nguyễn du, thành phố hải phòng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)