Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nguyễn du, thành phố hải phòng (Trang 39 - 40)

Học sinh THPT có độ tuổi thƣờng từ 15 đến 18 tuổi, đây là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên Thời kỳ này các em gia nhập tích cực vào đời sống xã hội và hình thành cơ sở nhân cách của ngƣời công dân trong tƣơng lai. Đây cũng giai đoạn phát triển nhanh, mạnh cả về trí tuệ và thể lực.

Theo kết quả nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý trong giai đoạn này là sự thay đổi có gia tốc. Cụ thể: sự phát triển thể chất đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh, các tố chất thể lực nhƣ sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai đƣợc tăng cƣờng, là thời kì trƣởng thành về giới tính, có sự ổn định, cân bằng hơn so với lứa tuổi trƣớc đó trong các hoạt động của hệ thần kinh (hƣng phấn, ức chế) cũng nhƣ các mặt phát triển khác của thể chất.

Cũng ở lứa tuổi này, học sinh có nhu cầu mạnh về tình bạn, tình yêu. Các em có xu hƣớng thoát khỏi phạm vi gia đình hòa nhập vào tập thể cùng lứa tuổi, ham muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển những kỹ năng mới để tự khẳng định mình.

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là sự phát triển tự ý thức gắn liền với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý, đạo đức của mình theo

những chuẩn mực của xã hội. Bên cạnh sự phát triển của tự ý thức và tự đánh giá, tính tự trọng cũng phát triển mạnh. Các em có những khát vọng, hoài bão, ƣớc mơ, có ý thức chọn nghề, có thức phấn đấu vì ngày mai lập thân lập nghiệp.

Mặc dù đặc điểm tự ý thức đƣợc phát triển mạnh mẽ, tạo cho học sinh khả năng độc lập sáng tạo nhƣng học sinh cũng dễ mắc sai lầm trong nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột, nông nổi nhất thời.

Vì vậy cần cần phải thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức chặt chẽ và khoa học. Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựng đƣợc chƣơng trình GDĐĐ phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp giáo dục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của học sinh một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu GDĐĐ ở trong nhà trƣờng.

Mặt khác, để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, nhà giáo dục cần phải tăng cƣờng vai trò của niềm tin đạo đức, ý thức đạo đức trong mỗi cá nhân. Đồng thời tổ chức cho các em tham gia học tập, lao động trong các tập thể lành mạnh, với yêu cầu cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc ngăn ngừa, hạn chế và sửa chữa những lệch lạc trong ý thức và hành vi của mình.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nguyễn du, thành phố hải phòng (Trang 39 - 40)