1.5.1. Mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và đối với cấp THPT nói riêng
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thƣờng về kỹ thuật và hƣớng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hƣớng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. [27, tr 13]
1.5.2. Hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước thời kỳ hội nhập.
Hiện nay, nƣớc ta đang trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới; tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tham gia sâu rộng và hội nhập kinh tế quốc tế. Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo đã thu đƣợc những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đƣa nƣớc ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bƣớc vào nhóm các nƣớc phát triển có thu nhập trung bình. Tạo tiền đề quan trọng để nƣớc ta tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.
Tuy nhiên dƣới sự tác động của toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, thông tin trên thế giới và nhất là sự phức tạp của nền kinh tế thị trƣờng dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội kinh tế, văn hóa, chính trị, kéo theo đó là sự biến đổi về tâm lý, đạo đức của thế hệ trẻ Việt Nam mà chủ yếu là học sinh.
Hiện nay những sản phẩm độc hại phi văn hóa bằng nhiều con đƣờng, nhất là qua internet, các phƣơng tiện truyền thông đã và đang tác động xấu đến lối sống, nếp sống của thanh niên – học sinh. Điều đó gây ra sức ép, khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Theo tạp chí Báo cáo viên Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (số 5-2008) có nhận xét khái quát: “Một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên còn có thái độ và động cơ học tập yếu, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử. Một một bộ phận nhỏ học sinh chỉ đòi quyền hƣởng thụ, không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, chƣa tích cực học tập và rèn luyện; ý thức chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp chƣa cao”. Đối với bộ phận này, việc giáo dục, việc định hƣớng lựa chọn chuẩn mực đạo đức, lối sống của cá nhân là vô cùng quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.5.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
Học sinh THPT có độ tuổi thƣờng từ 15 đến 18 tuổi, đây là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên Thời kỳ này các em gia nhập tích cực vào đời sống xã hội và hình thành cơ sở nhân cách của ngƣời công dân trong tƣơng lai. Đây cũng giai đoạn phát triển nhanh, mạnh cả về trí tuệ và thể lực.
Theo kết quả nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý trong giai đoạn này là sự thay đổi có gia tốc. Cụ thể: sự phát triển thể chất đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh, các tố chất thể lực nhƣ sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai đƣợc tăng cƣờng, là thời kì trƣởng thành về giới tính, có sự ổn định, cân bằng hơn so với lứa tuổi trƣớc đó trong các hoạt động của hệ thần kinh (hƣng phấn, ức chế) cũng nhƣ các mặt phát triển khác của thể chất.
Cũng ở lứa tuổi này, học sinh có nhu cầu mạnh về tình bạn, tình yêu. Các em có xu hƣớng thoát khỏi phạm vi gia đình hòa nhập vào tập thể cùng lứa tuổi, ham muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển những kỹ năng mới để tự khẳng định mình.
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là sự phát triển tự ý thức gắn liền với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý, đạo đức của mình theo
những chuẩn mực của xã hội. Bên cạnh sự phát triển của tự ý thức và tự đánh giá, tính tự trọng cũng phát triển mạnh. Các em có những khát vọng, hoài bão, ƣớc mơ, có ý thức chọn nghề, có thức phấn đấu vì ngày mai lập thân lập nghiệp.
Mặc dù đặc điểm tự ý thức đƣợc phát triển mạnh mẽ, tạo cho học sinh khả năng độc lập sáng tạo nhƣng học sinh cũng dễ mắc sai lầm trong nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột, nông nổi nhất thời.
Vì vậy cần cần phải thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức chặt chẽ và khoa học. Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựng đƣợc chƣơng trình GDĐĐ phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp giáo dục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của học sinh một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu GDĐĐ ở trong nhà trƣờng.
Mặt khác, để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, nhà giáo dục cần phải tăng cƣờng vai trò của niềm tin đạo đức, ý thức đạo đức trong mỗi cá nhân. Đồng thời tổ chức cho các em tham gia học tập, lao động trong các tập thể lành mạnh, với yêu cầu cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc ngăn ngừa, hạn chế và sửa chữa những lệch lạc trong ý thức và hành vi của mình.
1.5.4. Giáo dục của gia đình học sinh
Gia đình là tế bào của xã hội, là điểm tựa tạo nên sức mạnh tinh thần, tình cảm cho mỗi thành viên. Nền nếp, gia phong của gia đình có ảnh hƣởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Đứa trẻ từ khi sinh ra “cùng với dòng sữa mẹ đã tiếp thu cả một nền văn hoá”. Trong gia đình ông bà, cha mẹ, anh chị là tấm gƣơng sáng để các em noi theo: “Không có gì tác động lên tâm hồn non trẻ bằng quyền lực của sự làm gƣơng. Còn giữa muôn vàn tấm gƣơng không có tấm gƣơng nào gây ấn tƣợng sâu sắc, bền chặt bằng tấm gƣơng của bố mẹ và thầy giáo”(Ni-vi-cốp). Một gia đình đầm ấm hạnh phúc cũng là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả GDĐĐ học sinh, là điều kiện tốt để hình thành nhân cách hoàn thiện ở các em.
Vì vậy trong gia đình, bố mẹ cần quan tâm, giáo dục con em mình, quan tâm sửa chữa uốn nắn hành vi sai lệch cho các em, tạo nền tảng cho việc
hình thành những đức tính, phẩm chất tốt đẹp. Giáo dục gia đình không ỷ lại vào sự giáo dục của nhà trƣờng và xã hội.
Đối với nhà trƣờng, trong công tác quản lý và giáo dục đạo đức học sinh, các nhà giáo dục phải hiểu hoàn cảnh của từng học sinh để có cách thức giáo dục, cách thức quản lý hiệu quả. Đồng thời làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội.
1.5.5. Nhận thức của của giáo viên, học sinh và xã hội
Hiện nay, một số tổ chức xã hội, cán bộ quản lý ở một số ban ngành, một bộ phận không nhỏ ngƣời lớn tuổi, trong đó có một số thầy giáo cô giáo chƣa nhận thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của mình đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy, họ cho rằng mình là ngƣời ngoài cuộc, họ chỉ biết trách cứ thế hệ trẻ hƣ hỏng, đổ lỗi cho giáo dục nhà trƣờng chƣa tốt để đạo đức và lối sống của học sinh xuống cấp. Nhƣng họ chƣa tự hỏi mình “ Mình đã và sẽ làm gì để góp phần hạn chế sự sai lệch trong ý thức, hành vi của thế hệ trẻ?” “ Mình sẽ phối hợp với nhà trƣờng và các tổ chức xã hội nhƣ thế nào để nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức thế hệ trẻ?
Điều đó đặt ra cho công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh cần tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm cho mọi ngƣời trong việc giáo dục thế hệ trẻ, góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong công tác giáo dục.
1.5.6. Năng lực, tâm huyết của giáo viên và cán bộ quản lý
Giáo dục đạo đức học sinh là công việc rất khó khăn đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ của nhà giáo dục, nhƣ vậy để làm tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, nhà quản lý và nhà giáo dục phải có năng lực và tâm huyết với nghề. Năng lực ở đây có thể hiểu là kiến thức chuyên môn tốt, năng lực sƣ phạm tốt, năng lực quản lý giỏi. Năng lực ấy đƣợc thể hiện bằng nội dung, kế hoạch, phƣơng pháp, hình thức giáo dục và quản lý có hiệu quả cao. Tâm huyết đƣợc thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, không ngại khó, có sự kiên
trì, quyết tâm, có tình yêu thƣơng với học sinh và mong muốn giúp học sinh sửa chữa hành vi sai lệch, rèn luyện thói quen và hành vi đạo đức.
Nhận thức đƣợc sự ảnh hƣởng của năng lực cán bộ quản lý, giáo viên đến chất lƣợng công tác giáo dục đạo đức. Trong những năm gần đây Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hải phòng đã chỉ đạo nhiều chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong các nhà trƣờng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đây là điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện nói chung, giáo dục đạo đức học sinh nói riêng.
Tiểu kết chƣơng I
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt,có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đạo đức chỉ đƣợc hình thành thông qua quá trình giáo dục. Có thể nói hoạt động GDĐĐ là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nói chung trong nhà trƣờng XHCN.
Qua các đề tài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc có thể thấy hoạt động giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách của học sinh. Vì vậy để quản lý hoạt động GDĐĐ này thực sự có hiệu quả, các nhà quản lý phải hiểu đƣợc ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động này, thấy đƣợc các yếu tố tác động, ảnh hƣởng đến quản lý và giáo dục đạo đức học sinh đó là các yếu tố đặc điểm xã hội, đặc điểm tâm lý học sinh, yếu tố gia đình, năng lực tâm huyết của CBQL, GV từ đó có cơ sở đề xuất những biện pháp quản lý cụ thể về chƣơng trình, kế hoạch, đội ngũ, cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa các lực lƣợng tham gia và quản lý công tác kiểm tra đánh giá cho phù hợp.
Chƣơng 1 của luận văn là cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trƣờng THPT . Lý luâ ̣n ở chƣơng 1 làm cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thƣ̣c tra ̣ng ở chƣơng 2 và đề xuất các giải pháp phù hợp ở chƣơng 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN DU
2.1 Khái quát chung về tình hình Quận Lê Chân Thành phố Hải Phòng
2.1.1. Về kinh tế, văn hóa, xã hội
Lê Chân là một quận nội thành của thành phố Hải Phòng. Quận có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố. Quận có 15 phƣờng, dân số gần 20 vạn ngƣời. Quận là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp bộ mặt đô thị thay đổi từng ngày. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện. An ninh chính trị đƣợc giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể thƣờng xuyên đƣợc quan tâm.
Nhìn chung tình kinh tế văn hóa xã hội của Quận Lê Chân đang từng bƣớc phát triển, có nhiều đổi mới, khởi sắc. Tuy nhiên dƣới tác động của mặt trái cơ chế thị trƣờng một số hành vi vi phạm pháp luật các tệ nạn xã hội có chiều hƣớng gia tăng. Điều đó ảnh hƣởng tác động xấu tới giáo dục nói chung và giáo dục học sinh trong nhà trƣờng nói riêng, đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức.
2.1.2. Về giáo dục
Đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của Quận uỷ, HDND, UBND, công tác giáo dục và đào tạo của Quận từng bƣớc phát triển. Mạng lƣới trƣờng học từ giáo dục mầm non đến THPT ngày càng phát triển về số lƣợng và qui mô. Việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, kiên cố hoá trƣờng, lớp học và công tác xã hội hoá giáo dục có bƣớc phát triển khá.
Hiện nay, toàn quận có 12 trƣờng Tiểu học, 8 trƣờng THCS, 3 trƣờng THPT công lập, 2 trƣờng THPT ngoài công lập, 1 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, và các trƣờng cao đẳng, trung cấp, trƣờng nghề.
Kết quả giáo dục đào tạo ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Hệ thống giáo dục THPT từ chỗ chỉ có 2 trƣờng đến nay có 5 trƣờng với 4883 học sinh. Về cơ sở vật chất, trƣờng sở, trang thiết bi ̣ dạy học đƣợc đầu tƣ khang trang, các trƣờng có đầy đủ phòng thí nghiệm, thƣ viê ̣n, phòng máy vi tính…
Sau nhiều năm đổi mới , sự nghiệp giáo dục của Quận đã đạt nhiều thành tựu to lớn: 10 năm liền Quận dẫn đầu thành phố về tỉ lệ học sinh giỏi cấp THCS, đứng thứ 2 thành phố về số học sinh THPT đỗ cao đẳng, đại học. Quận là đơn vị dẫn đầu thành phố trong công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu ho ̣c và THCS. Hiê ̣n nay, Quận đang có kế hoa ̣ch phổ câ ̣p THPT cho thanh niên.
Quận luôn làm tốt công tác chuẩn hóa , quy hoa ̣ch, đào tạo và sử dụng đô ̣i ngũ nhà giáo , công tác luân chuyển , đề bạt, bổ nhiê ̣m cán bô ̣ đƣợc thƣ̣c hiê ̣n thƣờng xuyên , đảm bảo đúng quy trình . Vai trò lãnh đa ̣o của Đảng ủy , Chi bô ̣ trong trƣờng ho ̣c đƣợc coi tro ̣ng . Công tác xây dƣ̣ng Đả ng, xây dƣ̣ng các tổ chức Đoàn thể trong nhà trƣờng có nhiều tiến bộ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo du ̣c.
Chất lƣợng giáo dục toàn diện bậc THPT trong 3 năm học gần đây của 5 trƣờng thuộc quận trong đó có 3 trƣờng công lập (THPT Ngô Quyền, THPT Trần Nguyên Hãn, THPT Lê Chân) và 2 trƣờng NCL ( THPT Lý Thái Tổ, THPT Nguyễn Du)
Bảng 2.1: Thống kê kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh 5 trường THPT trong quận Lê Chân trong 3 năm từ 2010 đến 2013
Kết quả xếp loại Loại 2010 – 2011 2011- 2012 2012 -2013
SL TL% SL TL% SL TL% Học lực Giỏi 1530 31.3 1228 25.9 1080 23.1 Khá 2493 51.1 2574 54.2 2584 55.2 TB 736 15.1 816 17.2 848 18.1 Yếu 123 2.5 127 2.7 163 3.5 Kém 1 0.0 5 0.1 6 0.1
Kết quả xếp loại Loại 2010 – 2011 2011- 2012 2012 -2013 SL TL% SL TL% SL TL% Hạnh kiểm Tốt 4170 85.4 3462 72.9 3891 83.1 Khá 622 12.7 1246 26.2 692 14.8 TB 74 1.5 41 0.9 73 1.6 Yếu 17 0.3 1 0.0 25 0.5
( Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết của Sở giáo dục và Đào tạo Hải Phòng)
Biểu đồ 2.1: Kết quả học lực học sinh trong 3 năm từ 2010 đến 2013