Thực trạng thực hiện các hình thức GDĐĐ học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nguyễn du, thành phố hải phòng (Trang 58)

Khi tiến hành khảo sát 100 CBQL, GV, HS về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục tôi chia thành 3 mức:

- Thƣờng xuyên : 3 điểm

- Chƣa thƣờng xuyên: 2 điểm - Chƣa thực hiện: 1 điểm

Bảng 2.8. Đánh giá về mức độ thực hiện các hình thức GDĐĐ TT Hình thức giáo dục Thƣờng xuyên % Chƣa thƣờng xuyên % Chƣa thực hiện % Thứ bậc

1 Giáo dục qua các giờ học

trên lớp 60 35 5 2.55 4

2 Giáo dục qua hoạt động

ngoài giờ lên lớp 87 13 0 2.87 1

3

Giáo dục thông qua hoạt động lao động hƣớng nghiệp 41 56 3 2.38 5 4 Giáo dục qua tổ chức kỉ niệm các ngày lễ 78 19 3 2.75 3 5

Giáo dục qua hoạt động: “ uống nƣớc nhớ nguồn”, “ đền ơn đáp nghĩa”, hoạt động từ thiện.

83 15 2 2.81 2

Kết quả trong bảng 2.8 cho thấy, nhà trƣờng đã sử dụng nhiều hình thức giáo dục đạo đức học sinh. Từ 83% đến 87% ý kiến đánh giá hình thức giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thông qua hoạt động xã

hội từ thiện, nhân đạo, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “ uống nƣớc nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách” đƣợc nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức. Đây cũng là những hình thức giáo dục đƣợc học sinh yêu thích và thu hút nhiều học sinh tham gia.

Tuy nhiên, có đến 56% ý kiến đánh giá hình thức giáo dục thông qua hoạt động lao động hƣớng nghiệp, 35% ý kiến đánh giá hình thức giáo dục qua giờ học trên lớp chƣa đƣợc nhà trƣờng thực hiện thƣờng xuyên (mức điểm trung bình thấp gần mức 2), điều đó phản ánh việc “ dạy chữ ” kết hợp với “ dạy ngƣời” của một số giáo viên còn mờ nhạt, nguyên nhân một phần vì học sinh học yếu giáo viên tập trung nhiều vào kiến thức, phần do giáo viên ngại va chạm với học sinh cá biệt nên thƣờng có tâm lý buông xuôi.

Qua thông tin phỏng vấn trực tiếp về thái độ của học sinh khi tham gia vào các hình thức GDĐĐ tôi thấy các em đều thích các hình thức giáo dục mà nhà trƣờng đã tổ chức. Đặc biệt các em rất thích các hoạt động nhƣ:

Học tập ngoại khóa tại khu di tích lịch sử, tại bảo tàng thành phố. Các hội thi “ Khi tôi 18”, chƣơng trình “ thắp sáng ƣớc mơ tuổi trẻ Việt Nam” hay các chuyên đề “ biển đảo trong trái tim em”; “Tự hào truyền thống Điện Biên” “ khát vọng tuổi trẻ”... các hoạt động thể thao, văn nghệ thể dục thể thao, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, các phong trào ủng hộ học sinh vùng lũ lụt… các hoạt động này giúp các em giải toả bớt sự gò bó trong lớp học, hƣớng các em biết làm việc thiện, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của các em sau này.

Nhƣ vậy muốn GDĐĐ cho học sinh có hiệu quả cần tổ chức hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, có hình thức phong phú và phù hợp với nguyên tắc giáo dục đạo đức . Tránh hoạt động có nội dung khô khan , nghèo nàn, hoạt động chỉ mang tính hình thức. Tránh hình thƣ́c giáo dục nhồi nhét lý luận, thiếu thực tế hay hô hào suông các khẩu hiê ̣u. Tăng cƣờng các hoạt động giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn , gắn với đời sống xã hội , giáo dục

trong tập thể và bằng tập thể , kết hợp giáo dục giƣ̃a giờ học chính khóa với giờ ngoa ̣i khóa.

2.4.4. Thực trạng về việc thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức

Qua quan sát và qua trao đổi với 100 ngƣời cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, các em học sinh cho thấy nhà trƣờng đã sử dụng nhiều phƣơng pháp để giáo dục các em. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.9 Đánh giá CBQL, GV, PHHS việc thực hiện các phương pháp giáo dục

TT Các phƣơng pháp

Việc thực hiện (%) Hiệu quả (%) Thƣờng xuyên Chƣa thƣờng xuyên Chƣa thực hiện Hiệu quả cao Hiệu quả thấp Chƣa hiệu quả 1 Giảng giải, khuyên răn 91 9 0 57 36 7 2 Giao việc 9 71 20 24 64 12 3 Đàm thoại tranh luận 20 56 24 47 42 11 4 Nêu gƣơng 84 13 3 58 33 9

5 Thi đua, khen thƣởng

7 45 48 32 53 15

6 Kỷ luật, trách phạt

75 25 0 49 43 8

Phƣơng pháp giảng giải, khuyên răn, nêu gƣơng thƣờng xuyên đƣợc sử dụng và có hiệu quả cao đối với học sinh. Phƣơng pháp trách phạt, kỷ luật đƣợc sử dụng nhiều nhƣng hiệu quả thấp. Học sinh bị kỉ luật nhiều sẽ nảy sinh tâm lý chống đối, nhƣ vậy nhà giáo dục sẽ gặp khó khăn trong việc cảm hóa các em. Phƣơng pháp đàm thoại, tranh luận, giao việc chƣa đƣợc quan tâm sử dụng.

Phƣơng pháp thi đua, khen thƣởng có sử dụng, nhƣng đôi khi còn hình thức, chƣa kịp thời, chƣa công khai và thƣờng nặng về trách phạt, kỷ luật vì vậy chƣa động viên đƣợc các em.

Kết luận

Cán bộ quản lý, giáo viên nhà trƣờng đều ý thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh vì vậy các nội dung giáo dục đạo đức đƣợc nhà trƣờng quan tâm và tổ chức giáo dục dƣới nhiều hình thức đa dạng phong phú, giáo dục bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau.

Nhƣng chƣơng trình giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng vẫn còn nặng về truyền thụ lý thuyết, chƣa chú trọng rèn luyện hành vi. Các hình thức giáo dục tuy đa dạng phong phú nhƣng mới chỉ diễn ra ở các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chƣa thƣờng xuyên diễn ra trong các giờ học chính khóa. Phƣơng pháp giáo dục học sinh mới chỉ dừng ở việc giảng giải, khuyên răn, chƣa quan tâm đến nhóm phƣơng pháp kích thích hành vi. Điều đó gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục đạo đức học sinh của nhà trƣờng.

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trƣờng THPT Nguyễn Du. THPT Nguyễn Du.

2.5.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.

Stt Các loại kế hoạch Mức độ (%) Thứ bậc

Tốt Khá TrB Yếu

1 Kế hoạch GDĐĐ cả năm học 7.5 67.5 25 0 2.83 5 2 Kế hoạch GDĐĐ từng học kỳ 10 70 20 0 2.90 3 3 Kế hoạch GDĐĐ từng tháng 7.5 70 22.5 0 2.85 4 4 Kế hoạch giáo dục gắn với hoạt

động kỉ niệm các ngày lễ, các đợt thi đua, các cuộc vận động

10 82.5 7.5 0

3.03 1 5 Kế hoạch giáo dục gắn với hoạt

động giáo dục NGLL 10 77.5 12.5 0 2.98 2 6 Kế hoạch phối hợp các lực lƣợng 0 62.5 25 12.5 2.50 7 7 Kế hoạch sử dụng kinh phí, trang 0 62.5 20 17.5 2.45 8

thiết bị phục vụ hoạt động.

8 Kế hoạch kiểm tra đánh giá 0 65 22.5 12.5 2.53 6 ( Số liệu từ phiếu điều tra 40 CBQL, GV trường THPT Nguyễn Du)

Kế hoa ̣ch GDĐĐ cho ho ̣c sinh đã đƣợc nhà trƣờng xây dựng cho từng tháng, học kỳ, năm học, có kết hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn, các đợt thi đua, các cuộc vận động. Tuy nhiên kết hợp với việc phỏng vấn trực tiếp về chất lƣợng các kế hoạch GDĐĐ, phần lớn số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng kế hoa ̣ch GDĐĐ cho ho ̣c sinh của nhà trƣờng chƣa cu ̣ thể, rõ ràng, còn chung chung, chƣa có hƣớng dẫn cụ thể và điều kiê ̣n nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực chƣa đảm bảo thƣ̣c hiê ̣n các mu ̣c tiêu.

Trên thực tế, nhà trƣờng chƣa có kế hoạch GDĐĐ riêng xuyên suốt trong cả năm học. Kế hoạch GDĐĐ thƣờng lồng ghép vào kế hoạch chung của nhà trƣờng, chƣa mang tính chiến lƣợc. Nhƣ vâ ̣y ta có thể thấy rằng trƣờng chỉ xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh theo thông lệ chứ chƣa chú trọng vào công viê ̣c này. Vì vậy đa phần số phiếu đánh giá công tác này đạt mức độ khá. Cụ thể:

Kế hoạch giáo dục gắn với hoạt động kỉ niệm các ngày lễ, các đợt thi đua, các cuộc vận động xếp thứ nhất ( 82,5%). Kế hoạch giáo dục gắn với hoạt động giáo dục NGLL xếp thứ 2 (77,5%).

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động có khả năng thu hút đƣợc đông đảo học sinh hào hứng tham gia. Quá trình tham gia các hoạt động là quá trình các em tích lũy kiến thức, tăng vốn hiểu biết xã hội, mở rộng mối quan hệ với bạn bè, với cộng động..., hình thành ở các em ý thức tự điều chỉnh hành vi, khả năng tự giáo dục, tự rèn luyện và tự hoàn thiện mình, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp.Tuy nhiên công tác xây dựng kế hoạch của hoạt động này đánh giá tốt chỉ 10%, khá 77,5% , đánh giá TB lên tới 12,5%.

Kế hoạch chung cả năm học, kế hoạch tháng tuần học kỳ xếp thứ 3,4,5 với số phiếu xếp loại khá trên 67,5%

Kế hoạch phối hợp giữa các lực lƣợng GDĐĐ không có ý kiến đánh giá tốt, 62,5% đánh giá khá, 25% đánh giá trung bình và 12,5% đánh giá yếu kết

quả này đặt ra cho cán bộ quản lý việc lập kế hoạch phối hợp các lực lƣợng giáo dục đạo đức cho học sinh sao cho hiệu quả cao hơn nữa.

Đặc biệt kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động GDĐĐ có số phiếu đánh giá yếu lên tới 17,5%, điều đó cho thấy BGH chƣa quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện phục vụ cho công tác GDĐĐ

2.5.2. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo, triển khai kế hoạch GDĐĐ học sinh

Để tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức triển khai kế hoa ̣ch GDĐĐ học sinh của nhà trƣờng . Tôi đã tiến hành , phỏng vấn, khảo sát bằng phiếu đối với 40 CBQL và giáo viên với nội dung đánh giá mức độ thực hiện công tác chỉ đạo hoạt động GDĐĐ

Bảng 2.11 Đánh giá công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch GDĐĐ học sinh.

TT Nội dung khảo sát

Thực hiện tốt

% Thứ

bậc 1 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua các bài giảng trên lớp 67.5 4 2 Chỉ đạo bồi dƣỡng nâng cao nhận thức các lực lƣợng GDĐĐ 80 3 3 Chỉ đạo các bộ phận phối hợp thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ 60 6 4 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động của Đoàn thanh

niên, hoạt động NGLL 92.5 1

5 Chỉ đạo GVCN đánh giá, xếp loại HS 90 2

6 Chỉ đạo tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức

sức khỏe sinh sản, luật giao thông cho học sinh 55 7 7 Chỉ đạo việc đầu tƣ kinh phí cho các hoạt động GDĐĐ 65 5

Ban giám hiệu đã chỉ đạo tốt các nội dung: GDĐĐ thông qua hoạt động Đoàn thanh niên và hoạt động NGLL (92,5%); chỉ đạo GVCN đánh giá, xếp loại học sinh ( 90%); chỉ đạo công tác bồi dƣỡng nâng cao nhận thức cho lực lƣợng giáo dục ( 80% )

Tuy nhiên kết hợp với phỏng vấn, quan sát tôi thấy công tác bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia hoạt động GDĐĐ học sinh đã đƣợc nhà trƣơng quan tâm nhƣ tự bồi dƣỡng giáo viên chủ nhiệm thông qua sinh hoạt hội đồng giáo viên chủ nhiệm hàng tháng, thông qua các chuyên đề

hội thảo về công tác của giáo viên chủ nhiệm, nhƣng lại chƣa quan tâm nhiều tới việc tổ chức bồi dƣỡng nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh. Các hoạt động giáo dục NGLL đƣợc tổ chức khá bài bản, có hiệu quả nhất định, tuy nhiên nội dung còn nghèo, hình thức chƣa phong phú, nặng về lý luận, thuyết trình.

Công tác chỉ đạo các bộ phận phối hợp thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ học sinh và chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức sức khỏe sinh sản, luật giao thông cho học sinh có số phiếu đánh giá tốt còn thấp từ 55% đến 60%.

Kết hợp trao đổi với cán bộ giáo viên, quan sát thực tế nhà trƣờng tôi thấy công tác triển khai kế hoạch hoạt động GDĐĐ đƣợc triển khai theo kế hoạch đã chuẩn bị trƣớc. Tuy nhiên việc triển khai chậm, không đồng bộ giữa các lực lƣợng, có ý kiến nhận xét kế hoạch triển khai chƣa khoa học, kế hoạch chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi trong tập thể giáo viên và phụ huynh học sinh vẫn có trƣờng hợp giáo viên, phụ huynh học sinh không nắm đƣợc chƣơng kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng.

2.5.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức

Bảng 2.12 Đánh giá của CBQL, GV thực trạng công tác kiểm tra đánh giá

TT Nội dung Tốt

%

Chƣa tốt % 1 Kế hoạch kiểm tra đánh giá định kỳ hoạt động GDĐĐ 92,5 7,5 2 Xây dựng các tiêu chí tiêu chuẩn đánh giá 10 90 3 Xây dựng quy trình đánh giá, xác định rõ nội

dung, đối tƣợng, hình thức kiểm tra

12,5 87,5 4 Kiểm tra việc thực hiện nội dung giáo dục và

đánh giá kết quả giáo dục của GVCN

82,5 17,5 5 Kiểm tra việc thực hiện nội dung giáo dục và 75 25

đánh giá kết quả giáo dục của giáo viên bộ môn 6 Kiểm tra việc thực hiện nội dung giáo dục và

đánh giá kết quả giáo dục của ĐTN

77,5 22,5

7 Thông báo công khai kết quả kiểm tra đánh giá 30 70 8 Xử lý kết quả sau kiểm tra đánh giá 27,5 72,5

( Số liệu từ phiếu đánh giá 40 CBQL, GV ở trường THPT Nguyễn Du)

Kết quả cho thấy các nội dung của kiểm tra đánh giá đều đƣợc BGH thực hiện. Mức độ làm tốt: nhà trƣờng đã có kế hoạch kiểm tra đánh giá định kỳ các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh (92,5%), có tổ chức tổng kết trong buổi sinh hoạt dƣới cờ, đợt sơ kết, tổng kết cuối đợt thi đua. Tiếp theo là kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của các lực lƣợng giáo dục đạo đức ( GVCN, giáo viên bộ môn, ĐTN) số phiếu đánh giá tốt từ 75% đến 82,5%.

Mức độ làm chƣa tốt: thứ nhất BGH chƣa xây dựng các tiêu chí tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện các hoạt động GDĐĐ (90%), thứ 2 BGH chƣa xây dựng quy trình đánh giá, chƣa xác định rõ nội dung, đối tƣợng, hình thức kiểm tra ( 87,5%). Nô ̣i dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào viê ̣c lâ ̣p và thƣ̣c hiê ̣n kế hoa ̣ch, hồ sơ sổ sách của giáo viên, viê ̣c chấp hành kỷ cƣơng - nề nếp của học sinh, kết quả xếp loa ̣i thi đua, xếp loa ̣i ha ̣nh kiểm vào cuối đợt thi đua, cuối học kỳ. Vì tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện các hoạt động này còn chung chung, chƣa có tiêu chuẩn đánh giá các giờ dạy có lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức. Nên việc xử lý kết quả sau kiểm tra mới chỉ dƣ̀ng la ̣i ở nhƣ̃ng nhâ ̣n xét , đánh giá chung chung , không xử lý dứt điểm, đối với giáo viên còn hình thức, cả nể, đối với học sinh còn nặng về xử phạt sau sai phạm, kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh chỉ mang tính hình thức không có tác dụng thúc đẩy ý thức phấn đấu của học sinh, công tác kiểm tra đánh giá nói chung còn mang tính hình thức chƣa có hiệu quả cao.

Bảng 2.13: Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục

Stt Các lực lƣợng giáo dục Hiệu quả Thứ

bậc Thiết thực Còn hạn chế Mang tính hình thức

1 Nhà trƣờng và hội cha mẹ học sinh 57 21 2 2.69 5 2 Nhà trƣờng và các lực lƣợng xã hội bên ngoài trƣờng 44 21 15 2.36 7 3 CBQL và GVCN 64 26 3.05 1 4 CBQL và GV bộ môn 54 26 2.68 6 5 GVCN và PHHS 62 18 2.78 2 6 GVCN và GV bộ môn 22 40 18 2.05 9 7 GVCN và ĐTN 23 51 6 2.21 8 8 GVCN và quản sinh 57 23 2.71 4 9 PHHS và quản sinh 58 22 2.73 3 ( Số liệu tổng hợp từ 80 ý kiến CBQL, GV, PHHS trường THPT Nguyễn Du)

Kết quả khảo sát cho thấy: sự phối hợp giữa các lực lƣợng: CBQL với giáo viên chủ nhiệm (64%); GVCN với PHHS ( 62%); quản sinh với PHHS ( 58%); quản sinh với GVCN ( 57%) có hiệu quả thiết thực. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp rất tốt với các lực lƣợng trong công tác giáo dục đạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nguyễn du, thành phố hải phòng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)