Giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nguyễn du, thành phố hải phòng (Trang 27 - 32)

1.3.2.1. Khái niệm giáo dục đạo đức

“ Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới ngƣời học, để hình thành cho họ ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức, đích cuối cùng và quan trọng nhất là tạo lập những thói quen và hành vi đạo đức” [ 29, tr 16]

Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của ngƣời đƣợc giáo dục [29, tr 26].

Nhƣ vậy giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức cho học sinh dƣới những tác động có mục đích, đƣợc tổ chức một cách có kế hoạch, đƣợc chọn lựa về nội

dung phƣơng pháp phƣơng tiện phù hợp với đối tƣợng giáo dục trong môi trƣờng kinh tế xã hội nhất định. Giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng phổ thông là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục khác nhƣ: giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động và hƣớng nghiệp… nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện.

1.3.2.2. Mục tiêu giáo dục đạo đức

Trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về chính trị, tƣ tƣởng, pháp luật, văn hoá xã hội. Hình thành ở mỗi học sinh thái độ và hành vi đạo đức đúng đắn trong sáng với bản thân, với mọi ngƣời. Rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử văn hoá. Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân theo định hƣớng giá trị mang đặc thù của dân tộc và thời đại. Hình thành bản lĩnh của con ngƣời Việt Nam XHCN.

1.3.2.3. Nội dung giáo dục đạo đức

Giáo dục tri thức và niềm tin đạo đức:

Về bản chất, tri thức đạo đức là kết quả của nhận thức đạo đức, là sự phản ánh đời sống đạo đức của xã hội và con ngƣời.

“ Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con ngƣời về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của họ trong mối quan hệ với ngƣời khác và với xã hội [17, tr182]

“ Niềm tin đạo đức là sự tin tƣởng một cách sâu sắc và vững chắc của con ngƣời vào tính chính nghĩa, tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy” [17, tr182]

Tri thức đạo đức là yếu tố quan trọng chi phối hành vi đạo đức, nên khi giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng ta cần cung cấp cho các em những tri thức đạo đức chuẩn mực

Niềm tin là yếu tố thúc đẩy hoạt động. Vì vậy muốn tạo niềm tin đạo đức cho học sinh, chúng ta phải tạo điều kiện cho các em đƣợc tiếp xúc với những tấm gƣơng tốt để các em trải nghiệm đạo đức.

Giáo dục tình cảm đạo đức:

“ Tình cảm đạo đức là thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của ngƣời khác, cũng nhƣ hành vi của chính mình trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với ngƣời khác và với xã hội”[17,tr 183]

Tình cảm đạo đức đƣợc biểu hiện là phản ứng tình cảm của con ngƣời đối với các hiện tƣợng đạo đức. Tình cảm đạo đức vừa biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá đạo đức (đúng, sai) vừa biểu hiện xu hƣớng nhân cách đạo đức (tích cực hay tiêu cực). Ngƣời có tình cảm đạo đức phát triển là ngƣời nhạy cảm trƣớc cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai, cái xấu, cái đẹp; là ngƣời có xúc cảm, có sự rung động trƣớc cái đẹp của tự nhiên, xã hội nhƣng cũng sẵn sàng phản ứng mạnh trƣớc cái xấu; có thái độ kiên quyết ủng hộ, bảo vệ cái tốt, lên án, loại bỏ những hiện tƣợng phi đạo đức.

Giáo dục động cơ đạo đức:

“ Động cơ đạo đức là yếu tố tâm lý bên trong đã đƣợc con ngƣời ý thức nó trở thành động lực chính cho những hành động của con ngƣời trong mối quan hệ giữa ngƣời này với ngƣời khác và với xã hội, biến hành động của con ngƣời thành hành vi đạo đức [17, tr 182]

Khi giáo dục đạo đức học sinh, nhà giáo dục không chỉ quan tâm tới rèn luyện các hành vi đạo đức cho các em mà còn cần phải xây dựng động cơ đạo đức bền vững.

Hình thành ý chí và nghị lực đạo đức

Ý chí đạo đức: là ý chí của con ngƣời hƣớng vào việc tạo ra các giá trị đạo đức Nghị lực đạo đức: Là năng lực phục tùng ý thức đạo đức của con ngƣời. Trong công tác giáo dục cần hình thành ở học sinh những ý chí đạo đức và làm cho học sinh có nghị lực biến ý chí đó thành hành vi đạo đức.

Hình thành hành vi đạo đức và thói quen đạo đức

Cái đích cuối cùng của việc giáo dục đạo đức học sinh là hình thành đƣợc cho các em những hành vi đạo đức.

Hành vi đạo đức là hành động tự giác, đƣợc thúc đẩy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. Hành vi đạo đức thƣờng đƣợc biểu hiện trong cách đối nhân xử thế, trong lối sống, phong cách, lời ăn tiếng nói. Hành vi đƣợc coi là đạo đức còn phụ thuộc vào mỗi nền văn hóa, nền văn hóa khác nhau sẽ có những chuẩn mực hành vi đạo đức khác nhau. [17, tr 80]

Muốn đánh giá một hành vi đạo đức của một các nhân nào đó cần phải căn cứ vào chuẩn đánh giá hành vi đạo đức. Chuẩn đó đƣợc quy định:

Tính tự giác của hành vi: nghĩa là hành vi đó đƣợc chủ thể thực hiện dƣới sự thúc đẩy của động cơ bên trong.

Tính có ích của hành vi: hành vi đƣợc coi là có ích khi đem lại sự tiến bộ cho xã hội, những giá trị cho con ngƣời

Tính không vụ lợi của hành vi: hành vi có mục đích vì ngƣời khác, vì xã hội, lấy giá trị xã hội, lợi ích của cộng đồng làm trung tâm.

Tạo đƣợc hành vi đạo đức cho các em là điều cần thiết, song phải biến những hành vi đạo đức đó thành thói quen đạo đức. Chính thói quen đạo đức mới làm nên nhân cách ở con ngƣời.

Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con ngƣời, nó trở thành nhu cầu đạo đức của ngƣời đó. Nếu nhu cầu này đƣợc thỏa mãn còn ngƣời sẽ cảm thấy dễ chịu, ngƣợc lại nếu nhu cầu không đƣợc thỏa mãn sẽ làm cho con ngƣời cảm thấy khó chịu. [ 17, tr183] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2.4. Hình thức giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức thông qua truyền đạt các tri thức đạo đức: Trực tiếp truyền đạt cho con ngƣời hiểu biết từ trình độ thông thƣờng đến trình độ lý luận về đạo đức để con ngƣời tự điều chỉnh hành vi của mình, biết đánh giá hành vi của mình và của ngƣời khác.

Thông qua các hoạt động tìm hiểu những giá trị đạo đức, giáo dục truyền thống của dân tộc: Qua các hoạt động giáo dục NGLL, sinh hoạt lớp, sinh hoạt dƣới cờ, trong giờ dạy của giáo viên bộ môn, hay các hoạt động

ngoại khóa...các em đƣợc tiếp thu các tri thức đạo đức, những giá trị đạo đức để tự nhận thức và điều chỉnh các hành vi đạo đức của chính mình.

Giáo dục đạo đức thông qua lao động và hoạt động xã hội: Trong lao động, con ngƣời thể hiện một cách trực tiếp quan hệ của mình với ngƣời khác, với xã hội, con ngƣời phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa mình với ngƣời khác và giữa mình với xã hội. Cho nên, lao động giúp con ngƣời hình thành nhân cách đạo đức. Đạo đức của con ngƣời trƣớc hết đƣợc thẩm định bằng thái độ lao động, hiệu quả lao động, lời nói đi đôi với việc làm.

Giáo dục đạo đức thông qua tấm gương đạo đức: Đó là hình thức nêu những tấm gƣơng đạo đức để ngƣời học noi theo. Tác giả Ni -vi - cốp đã viết:

“Không có gì tác động lên tâm hồn non trẻ bằng quyền lực của sự làm gương. Còn giữa muôn vàn tấm gương, không có tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc, bền chắc bằng tấm gương của bố mẹ và thầy giáo”

Giáo dục đạo đức thông qua hình tượng nghệ thuật: Giáo dục đạo đức bằng hình tƣợng nghệ thuật sẽ đi vào lòng ngƣời một cách tự nguyện, vì vậy nó có hiệu quả rộng lớn và lâu bền. Nghệ thuật ở đây là sự thể hiện những giá trị chân - thiện – mĩ của dân tộc và của thời đại.

1.3.2.5. Phương pháp giáo dục đạo đức

Nhóm phương pháp thuyết phục: Là nhóm các phƣơng pháp tác động vào mặt nhận thức và tình cảm của con ngƣời để hình thành cho họ ý thức, thái độ tốt đẹp đối với cuộc sống. Nhóm này bao gồm các phƣơng pháp nhƣ: khuyên giải, tranh luận, nêu gƣơng.

Để thực hiện phƣơng pháp thuyết phục đạt kết quả, đòi hỏi nhà giáo dục phải có uy tín, có tình cảm, đƣợc ngƣời học yêu mến và kính phục từ đó học sinh sẽ nghe và làm theo sự thuyết phục đó .

Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: GDĐĐ không có gì hiệu quả hơn là tổ chức cho học sinh tham gia vào hoạt động thực tiễn, thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng học sinh đƣợc tập dƣợt, đƣợc rèn luyện, tạo nên những hành vi, thói quen đạo đức.

Nhóm phương pháp kích thích hành vi: Đây là nhóm phƣơng pháp tác động vào mặt tình cảm của các đối tƣợng giáo dục nhằm tạo ra những phẩm chất đạo đức, thúc đẩy tích cực hoạt động đồng thời giúp cho ngƣời có khuyết điểm nhận ra và khắc phục những sai lầm, có ƣu điểm thì cố gắng phát huy. Nhóm này gồm các biện pháp: khen thƣởng, trách phạt, thi đua

Ta thấy rằng, phƣơng pháp giáo dục là nghệ thuật giáo dục, để phối hợp vận dụng các phƣơng pháp giáo dục cho phù hợp với đối tƣợng giáo dục là những con ngƣời đang phát triển trong điều kiện xã hội đang biến đổi. Đòi hỏi nhà giáo dục phải có năng lực sƣ phạm, phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nguyễn du, thành phố hải phòng (Trang 27 - 32)