1.4.3.1. Biện pháp quản lý
Theo từ điển Tiếng Việt thì “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [33, tr 63]
So sánh biện pháp với một số khái niệm tƣơng tự nhƣ: phƣơng pháp, giải pháp, cách thức. Điểm giống nhau của các khái niệm này là chúng đều
nói về cách làm, cách tiến hành một công việc. Tuy vậy, giữa các khái niệm cũng có điểm khác nhau:
- Biện pháp nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể.
- Phƣơng pháp nhấn mạnh đến trình tự của các bƣớc có quan hệ với nhau tạo thành một hệ thống để tiến hành một công việc có mục đích. Trong từ điển Tiếng Việt “ Phƣơng pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó” [33, tr 64].
- Giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới khắc phục một khó khăn
Từ sự phân tích trên ta có thể quan niệm: Biện pháp quản lý là cách thức, con đƣờng để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản lý của một đơn vị cụ thể.
1.4.3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
Hoạt động là một phƣơng thức đặc biệt của con ngƣời quan hệ với thế giới, là quá trình con ngƣời tái sản xuất và cải tạo một cách sáng tạo thế giới tự nhiên, làm cho bản thân mình trở thành chủ thể hoạt động và những hiện tƣợng của tự nhiên trở thành khách thể của hoạt động của mình.
Khi gắn với giáo dục thì hoạt động giáo dục là một quá trình tác động đến đối tƣợng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách phù hợp. Hoạt động giáo dục là quá trình phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh - tập thể học sinh khi tham gia vào hoạt động học tập và giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. Quá trình này đƣợc đặt trong mối quan hệ thuận lợi hài hòa giữa cá nhân với môi trƣờng tự nhiên, giữa cá nhân và tập thể, giữa giáo viên, học sinh với các lực lƣợng xã hội khác trong mối quan hệ biện chứng giữa quá trình tác động có mục đích của nhà giáo dục với sự hoạt động tự giáo dục của học sinh.
Nhƣ vậy biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là tổng hợp cách thức, cách làm của ngƣời quản lý để nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trƣờng THPT