Bối cảnh và môi trường hoạt động

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 35 - 37)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

1.2.3. Bối cảnh và môi trường hoạt động

Toàn cầu hoá đang là một xu thế tất yếu trên thế giới. Những quan niệm cũ về giáo dục và giao lưu quốc tế đang thay đổi. Các hoạt động tìm hiểu lẫn nhau, trao đổi khoa học, tri thức đang diễn ra trên thế giới với tốc độ lớn. Ngành giáo dục đại học Việt Nam, trong đó có Trường ĐHKHXH&NV đang đứng trước cơ hội tốt để hội nhập và phát triển.

Ở trong nước, Việt Nam đã gia nhập WTO, có điều kiện tốt để hội nhập quốc tế. Nằm trong khu vực năng động của thế giới ngày nay, Việt

24

Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (khoảng 7,5%/năm) và là một trong những đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng trên thế giới.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với tư cách một thành viên của ĐHQGHN, Trường được coi là trung tâm đào tạo và nghiên cứu uy tín hàng đầu về KHXH và nhân văn tại Việt Nam, đã và đang thu hút sự quan tâm hợp tác ngày càng cao của các cơ sở, tổ chức đào tạo và NCKH trong và ngoài nước.

Hiện tại, Trường đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 90 đối tác nước ngoài, gồm các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức văn hoá, khoa học và các quỹ quốc tế. Các hoạt động và hiệu quả hợp tác quốc tế về đào tạo và NCKH của Trường đã được các đối tác ở trong nước và nước ngoài đánh giá cao.

Sự hợp tác và cạnh tranh về giáo dục đại học, hợp tác quốc tế đưa đến cả thuận lợi lẫn khó khăn, đòi hỏi Nhà trường phải có rất nhiều cố gắng để phát triển nội lực. Trong khi đó hiện tượng chảy máu chất xám do thu nhập thấp và điều kiện làm việc chưa tốt đã và đang là một thách thức lớn đối với giáo dục đại học Việt Nam nói chung, Nhà trường nói riêng.

Hơn nữa, trong nước, ngành giáo dục đại học Việt Nam đang ở trong thế cạnh tranh khó khăn, không đảm bảo được sự đối đẳng với nước ngoài, chủ yếu là do điều kiện kinh phí và CSVC còn hạn hẹp, đội ngũ GV có trình độ quốc tế chưa nhiều. Những thói quen cũ của thời bao cấp vẫn ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ phát triển và năng lực hội nhập quốc tế của Nhà trường.

Ngoài những khó khăn chung của nền giáo dục đại học Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV cũng có những khó khăn và thách thức riêng như: CSVC, phòng ốc, năng lực tài chính của Trường dù đã được cải

25

thiện nhiều nhưng chưa đủ tạo thế bình đẳng trong hợp tác, hội nhập quốc tế. Trường đã ký kết nhiều văn bản hợp tác nhưng việc triển khai và hiệu quả thực hiện hợp tác vẫn chưa cao.

Chất lượng đầu vào của SV không cao, SV giỏi có nguyện vọng thi vào Trường không nhiều, trong khi đó, mong muốn và nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế đang đặt ra rất gay gắt trong Trường và ĐHQGHN.

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)