8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
3.6.2. Mô hình tổ chức
Hình 3.2. Mô hình tổ chức thực hiện
Để tiến hành đề tài một cách hiệu quả các hạng mục sẽ được thực hiện từng bước sau đó có thể tích hợp lại thành một hệ thống hoàn chỉnh tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của Nhà trường.
Mặc dù cùng nằm trong một hệ thống phát triển CNTT của hệ thống TV nói riêng và Nhà trường nói chung nhưng các phần mềm này hoàn toàn có thể hoạt động một cách độc lập. Do đó ta có thể xây dựng
97
được lộ trình để hoàn thành các hạng mục một cách tốt nhất. Các hệ thống phần mềm hoạt động một cách độc lập nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu có thể tích hợp trong tương lai thành một hệ thống duy nhất.
Tầng giao diện hiển thị dành cho bạn đọc được thể hiện như sau: Thứ nhất, nhóm dịch vụ thuộc Module dữ liệu số cung cấp gồm các thành phần:
- Khai thác thông tin số: cho phép người dùng tìm kiếm tài liệu số trong các bộ sưu tập thông tin số dưới nhiều phương pháp tìm kiếm khác nhau. Cho phép xem kết quả tìm kiếm dưới dạng văn bản, video, audio, bộ sưu tập hình ảnh theo chủ đề, hay các dạng multimedia khác.
- Tìm kiếm fulltext: bạn đọc có thể tìm kiếm toàn văn theo nội
dung của tài liệu
Thứ hai, nhóm dịch vụ thuộc cổng thông tin cung cấp gồm các thành phần:
- Cổng thông tin: là trung tâm HTTT, cổng thông tin thực hiện
chức năng thống nhất các nguồn tài nguyên thông tin trên hệ thống và tổ chức, quản lý, cung cấp thông tin tới người sử dụng đảm bảo người sử dụng có thể truy nhập và khai thác thông tin với hiệu quả cao nhất.
- Dịch vụ tin tức và bài viết: Bạn đọc có thể khai thác thông tin
dưới dạng các tin tức, sự kiện, và bài viết do đơn vị cung cấp.
- CSDL và thông tin cá nhân: Bạn đọc có thể tạo lập và sử dụng
CSDL cá nhân của mình trên hệ thống, có thể tự cập nhật các thông tin cá nhân, thông tin truy cập vào hệ thống, xem và cập nhật các thông tin về tình trạng sử dụng các tài nguyên trong hệ thống. Ngoài ra, còn cho phép người dùng tùy biến giao diện, lựa chọn các dịch vụ, tiện ích sẵn có mà hệ thống cung cấp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập và nghiên cứu của mình.
98
- Tìm kiếm tập trung: Tại một giao diện tìm kiếm duy nhất, bạn
đọc có thể tìm kiếm mọi dạng thông tin mà hệ thống quản lý, liên kết được. Kết quả trả về sẽ chỉ ra nguồn thông tin phù hợp được hiển thị là từ nguồn nào (Dữ liệu số, thông tin thư mục chỉ dẫn đến tài liệu gốc, tin tức sự kiện trong Trường, nguồn tin tin trên Internet hay các nguồn tin số từ bên ngoài các phòng tư liệu).
- Lịch công tác/Thời gian biểu: người sử dụng có thể xem được
lịch công tác chung mà người CB quản trị hệ thống đã đặt trước. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng chức năng lập lịch cá nhân và nhắc nhở công việc cho riêng mình. Hệ thống cũng cung cấp các công cụ và tiện ích khác phục vụ học tập, NCKH của người dùng.
- Các dịch vụ liên kết: Bao gồm các dịch vụ tìm kiếm tài liệu bên
ngoài TV, mượn liên TV, liên kết web tới các cơ quan TTTV, đơn vị bên ngoài.
Thứ ba, nhóm dịch vụ thuộc phần mềm thư viện điện tử cung cấp bao gồm các thành phần:
- Dịch vụ theo dõi tìm kiếm và sử dụng tài liệu: Người sử dụng
có thể xem lịch sử tìm kiếm tài liệu của mình trong hệ thống, xem lại các lệnh tìm đã thực hiện từ trước, thực hiện lại hoặc chỉnh sửa các lệnh tìm kiếm trên cơ sở các lệnh cũ. Ngoài ra, có thể xem lịch sử mượn trả tài liệu của mình, theo dõi các thông tin về hạn trả, ngày giờ và số lượng tài liệu đang mượn, hạn phải trả tài liệu, …
- Dịch vụ tra cứu tài liệu: Dịch vụ tra cứu tài liệu bao gồm chức
năng tra cứu khác nhau như: tra cứu cơ bản, tra cứu nâng cao, tra cứu tài liệu theo môn học… nhằm đáp ứng các nhu cầu, khả năng và thói quen sử dụng máy tính của nhiều đối tượng bạn đọc khác nhau
99
- Dịch vụ Lƣu thông trực tuyến: Dịch vụ yêu cầu mượn qua
mạng, xin gia hạn qua mạng, xem và cập nhật tình trạng đặt mượn tài liệu, thống kê chi phí và các thông tin khác liên quan đến dịch vụ, hạn chế tối đa việc phải gặp trực tiếp CB TV để đưa ra yêu cầu.
Tầng ứng dụng gồm các phần mềm TVĐT và nhóm giải pháp quản trị và xây dựng CSDL điện tử, Cổng thông tin.
Với phần mềm TVĐT, các CB các phòng tư liệu có thể thực hiện nhiều công việc nghiệp vụ khác nhau như quản lý bổ sung, biên mục, lưu thông... CB các phòng tư liệu ở Khoa/Bộ môn có thể thực hiện biên mục tài liệu, tổ chức thông tin, cập nhật thông tin trong hệ thống. Dữ liệu được cập nhật từ Khoa/Bộ môn riêng lẻ được quản lý tập trung bởi một CSDL, cho phép người dùng trong toàn Trường có thể tìm kiếm, khai thác và sử dụng chung. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tìm kiếm, trích lọc các thông tin theo Khoa/Bộ môn thông qua các trường biên mục theo chuẩn MARC21 (các trường dữ liệu ghi thông tin nội bộ, đặc thù của từng phòng tư liệu). Nhóm giải pháp quản lý và xây dựng CSDL điện tử cho phép CB các phòng tư liệu của Khoa/Bộ môn bổ sung, biên mục và lưu thông các tài liệu số của đơn vị mình. Các dữ liệu số này có thể được chia sẻ, cho phép người dùng trong toàn Trường truy cập và sử dụng. Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp chức năng báo cáo thống kê, quản trị người dùng, phân quyền người dùng theo từng nhóm khác nhau cho phù hợp với chính sách sử dụng tài nguyên thông tin của từng đơn vị.
Cổng thông tin cho phép CB các phòng tư liệu của từng Khoa/Bộ môn có thể tổ chức, quản lý và cập nhật thông tin liên quan đến đơn vị mình. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể chọn đăng ký trước các thông tin theo chủ đề mà mình quan tâm, hệ thống sẽ tự động cung cấp, thông báo hoặc hiển thị các thông tin mới ngay khi được cập nhật theo địa chỉ
100
email hoặc hiển thị trong vùng làm việc cá nhân của người dùng trên hệ thống.
Tầng khai thác thể hiện việc sử dụng các dịch vụ của bạn đọc, đáp ứng các đối tượng: Từ xa, cơ quan đó, nội bộ các phòng tư liệu.
Tầng hạ tầng CNTT bao gồm các thiết bị phần cứng, thiết bị chuyên dụng và phần mềm hệ thống tương thích nhằm đảm bảo hệ thống phần mềm ứng dụng có thể vận hành tốt và tạo môi trường cho bạn đọc truy cập từ xa.