Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của các phòng tư liệu trong

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 65 - 67)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

2.2.2.Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của các phòng tư liệu trong

trình đào tạo và nghiên cứu khoa học

2.2.2.1. Chức năng

Phòng tư liệu trực thuộc là CSVC không thể thiếu và rất cần thiết trong sự tồn tại và phát triển của Nhà trường nói chung, của Khoa/Bộ môn có đào tạo nói riêng.

Phòng tư liệu là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Khoa/Bộ môn trực thuộc Trường, có chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ và tổ chức phục vụ thông tin chuyên ngành, góp phần bảo đảm và nâng cao chất

54

lượng giảng dạy, học tập NCKH cho CB và SV thuộc phạm vi Khoa/Bộ môn quản lý.

2.2.2.2. Nhiệm vụ

Phòng tư liệu có các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Thu thập, bổ sung, phát triển VTL chuyên ngành, phù hợp với chuyên môn đào tạo và nghiên cứu của Khoa/Bộ môn trực thuộc. - Xử lý tài liệu (đăng ký, mô tả, phân loại, xây dựng các CSDL) - Tổ chức và bảo quản VTL

- Tổ chức phục vụ thông tin, tài liệu cho bạn đọc.

- Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CB tư liệu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Trong đó, nhiệm vụ phục vụ thông tin, tài liệu cho bạn đọc là GV và SV là nhiệm vụ quan trọng nhất, góp phần quan trọng vào chất lượng đào tạo của Khoa và Nhà trường.

2.2.2.3. Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng các phòng tư liệu là: CB giảng dạy, CB nghiên cứu, SV, học viên, NCS. Trình độ và NCT của họ khá cao, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và đòi hỏi được đáp ứng bằng những hoạt động TTTL đặc thù.

SV: Đây là đối tượng độc giả chính của các phòng tư liệu. Đối với SV học đến giai đoạn chuyên ngành thì nguồn tài liệu do Khoa/Bộ môn cung cấp là rất quan trọng. Ở đây SV có thể tìm thấy các tài liệu chất xám như luận văn, luận án, các đề tài khoa học, các sách chuyên khảo để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của mình. Qua khảo sát về đánh giá tầm quan trọng của tư liệu trong phương pháp học tập theo tín chỉ, có 90% SV đánh giá rất cao tầm quan trọng của tài liệu, đặc biệt là các tài

55

liệu chuyên ngành. Có thể xác định đây là đối tượng được phục vụ ưu tiên tại các phòng tư liệu.

GV: theo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, GV sẽ là người hướng dẫn phương pháp học tập và là người cung cấp nguồn học liệu để SV tự học, tự nghiên cứu. Với yêu cầu này, các phòng tư liệu sẽ là địa chỉ tin cậy để giáo viên có thể sử dụng các tài liệu tham khảo để phục vụ cho công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, các đề tài, tài liệu chuyên ngành cũng là đối tượng sử dụng của GV. Đây chính là nguồn tài liệu quý báu cho hoạt động NCKH của GV – nhà khoa học.

HVCH và NCS: đây chính là những đối tượng có sự chủ động cao trong học tập, thời gian chủ yếu của họ dành để nghiên cứu. Hơn ai hết, họ cần phải tìm kiếm những tài liệu chuyên ngành phục vụ cho các chuyên đề cũng như phục vụ cho việc viết luận văn, luận án. Phòng tư liệu chính là cơ sở để học viên tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài mình đang nghiên cứu.

Ngoài ra các phòng tư liệu còn phục vụ cho các nhà khoa học ngoài Trường, những người có sự quan tâm đặc biệt đến các nguồn tài liệu quý tại các kho tư liệu.

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 65 - 67)