Những đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 63 - 65)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

2.2.1. Những đặc điểm chung

Hệ thống các phòng tư liệu chuyên ngành trong khuôn khổ Trường ĐHKHXH&NV thuộc ĐHQGHN có lịch sử cùng với sự hình thành và

52

phát triển của các Khoa/Bộ môn thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây. Vì vậy, có những phòng tư liệu có lịch sử phát triển lâu đời đến vài chục năm, có những phòng mới chỉ thành lập trong những năm gần đây.

Cho đến nay, tại mỗi Khoa/Bộ môn của Trường đều có riêng một bộ phận tư liệu. Ta có thể nhận biết được các phòng này qua các đặc điểm:

- Là tổ chức có chức năng chủ yếu phục vụ NDT là CB giảng dạy, NCS, SV của các Khoa/Bộ môn trực thuộc.

- Về nội dung: Tài liệu khoa học được phục vụ chủ yếu về các lĩnh vực chuyên ngành KHXH&NV đáp ứng với diện NCKH và đào tạo của Khoa/Bộ môn.

- Về hình thức: Tài liệu khoa học được quản lý và phục vụ bên cạnh một số lượng nhất định là các xuất bản phẩm, chủ yếu là các loại tài liệu xám: luận án, luận văn, báo cáo khoa học, kỷ yếu hội nghị, hội thảo, tư liệu điền dã, điều tra thực địa…

- Về phương thức hoạt động hiện nay: Chủ yếu các phòng tư liệu chuyên ngành vận hành theo mô hình của một TV truyền thống. Các dịch vụ được triển khai là: cho mượn tài liệu, đọc tại chỗ.

- Về CB: Người trực tiếp thực hiện là quản lý phòng tư liệu chuyên ngành thường là CB kiêm nhiệm. Ngoài ra một số phòng tư liệu đã có CB chuyên trách.

Được sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa, các phòng tư liệu được đầu tư xây dựng ngay từ khi khoa bắt đầu thành lập. Hiện tại, Trường ĐHKHXH&NV có 14 Khoa và 02 bộ môn tương ứng với các phòng tư liệu chuyên ngành sau:

53 2. Phòng tư liệu Khoa Du lịch học

3. Phòng tư liệu Khoa Đông phương học 4. Phòng tư liệu Khoa Khoa học quản lí 5. Phòng tư liệu Khoa Lịch sử

6. Phòng tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng 7. Phòng tư liệu Khoa Ngôn ngữ học

8. Phòng tư liệu Khoa Quốc tế học 9. Phòng tư liệu Khoa Tâm lí học

10. Phòng tư liệu Khoa Thông tin – Thư viện 11. Phòng tư liệu Khoa Triết học

12. Phòng tư liệu Khoa Văn học

13. Phòng tư liệu Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt 14. Phòng tư liệu Khoa Xã hội học

15. Phòng tư liệu Bộ môn Khoa học Chính trị 16. Phòng tư liệu Bộ môn Nhân học

Trong những năm tới, số lượng những phòng tư liệu này có thể còn được phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)