Những điều khác biệt giữa thư viện hiện đại với thư viện

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 44 - 47)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

1.3.2. Những điều khác biệt giữa thư viện hiện đại với thư viện

thống

Những điều khác biệt này và cũng chính là những ưu việt của dạng TV tiên tiến này, đó là:

Thứ nhất. Tài liệu trong TV ở dạng số hoá. Các bộ sưu tập số của TV hiện đại không đơn thuần chỉ là phiên bản số hóa của tư liệu văn bản mà chúng được mở rộng cho cả các tài nguyên thông tin số không thể thể hiện hay cung cấp bằng hình thức in ấn (đó là tài liệu nghe nhìn/đa phương tiện…). Chính vì vậy, chúng rất tiện lợi trong phục vụ, trong liên kết, trong chuyển giao đồng thời tiết kiệm diện tích kho bảo quản;

Thứ hai. Mỗi TV hiện đại không chỉ dựa vào tài nguyên kho tư liệu của chính mình mà còn tận dụng các “nguồn tin bên ngoài” thông qua công cụ Internet để làm giàu tiềm năng, mở rộng khả năng và nâng cao hiệu quả phục vụ. Điều này đặc biệt quan trọng. Bởi vì trong thời đại ngày nay không một cơ quan thông tin, TV nào có thể phục vụ tốt cho các đối tượng dùng tin (trong phạm vi trách nhiệm) nếu chỉ sử dụng nguồn tin của riêng mình.

Thứ ba.TV hiện đại có khả năng phục vụ rộng rãi (nhờ công cụ trực tuyến/Internet). Đối tượng sử dụng, khai thác TV hiện đại phân tán ở

33

khắp mọi nơi và do đó tác dụng của nó đối với xã hội mạnh gấp nhiều lần so với TV truyền thống.

Thứ tư. Trong TV hiện đại, “việc đảm bảo sự toàn vẹn, ổn định lâu dài của tài liệu số” khó khăn hơn. Đây cũng là vấn đề phức tạp, xét từ nhiều khía cạnh: KTXH, KHXH. Bởi vì, khác với tài liệu trên giấy, tài liệu điện tử/số hoá dễ bị thay đổi, bị thay thế, bị mất hay sao chép tùy tiện hơn. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi: một mặt, phải ứng dụng và phát triển các thành tựu tiên tiến của CNTT; mặt khác: cần có các quy định chặt chẽ về bản quyền trong chuyển giao và khai thác thông tin. Về vấn đề này chúng ta không bàn trong khuôn khổ của đề tài này.

Ta cũng có thể khái quát việc so sánh giữa TV truyền thống và TV hiện đại như sau:

Bảng 1.1. So sánh giữa thư viện truyền thống và thư viện hiện đại

STT Vấn đề Thƣ viện truyền thống Thƣ viện hiện đại

1 Nhìn tổng thể

Mỗi TV là một kho tàng tri thức tương đối riêng biệt

Mỗi TV là một cổng nối vào kho tàng tri thức chung

2

Mô hình tổ chức hoạt động

- Tài nguyên phi số - Không liên kết trực tuyến (phục vụ bằng nguồn tài nguyên của bản thân)

- Phục vụ tập trung, tại chỗ. Người dùng phải đến TV.

- Tài nguyên số hóa - Liên kết trực tuyến (ứng dụng công nghệ để liên kết tài nguyên thông tin từ nhiều nguồn khác nhau) - Phục vụ rộng rãi, phân tán. Người dùng ở khắp mọi nơi.

34

tin (tài liệu trên giấy là chính)

thông tin (trên giấy và dạng số); Sở hữu quyền truy cập trực tuyến vào tài nguyên

4 Mục đích

Đáp ứng được nhu cầu thông tin của bạn đọc/NDT

Đáp ứng được nhu cầu thông tin của bạn đọc/NDT

Để xây dựng TV hiện đại, chúng ta cần quan tâm nhiều vấn đề. Tuy nhiên, trước hết cần tiếp cận 4 khía cạnh chủ yếu dưới đây:

1. Cấu trúc của hệ thống TV hiện đại;

2. Vấn đề kỹ thuật, hạ tầng cơ sở (phần cứng, phần mềm, các chuẩn…);

3. Tổ chức nội dung (tạo lập và phát triển Kho tư liệu số hoá, đặc biệt là các CSDL toàn văn);

4. Vấn đề bảo quản, khai thác và bản quyền.

Chúng ta cùng nhau xem xét vấn đề 1, 2 và sau đó tiếp cận vấn đề 3 - tổ chức nội dung thông tin. Vấn đề thứ 3, là vấn đề đặc biệt quan trọng và là vấn đề trọng tâm trong xây dựng TV hiện đại. Để tạo lập và phát triển Kho tư liệu số hoá, các CSDL toàn văn chúng ta phải có cách tiếp cận hợp lý, phải đầu tư lớn, đầu tư đón trước và đầu tư liên tục.

Riêng vấn đề thứ tư là vấn đề phức tạp không chỉ ở khía cạnh kỹ thuật mà còn cả khía cạnh KTXH. Bởi vì, khác với tài liệu trên giấy, tài liệu điện tử/số hoá dễ bị thay đổi, bị thay thế, bị mất hay sao chép tuỳ tiện hơn. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi: một mặt, phải ứng dụng các thành tựu tiên tiến của CNTT; mặt khác: cần có các quy định chặt chẽ về bản quyền trong chuyển giao và khai thác thông tin. Đây là vấn đề không chỉ của ngành thông tin mà là của quốc gia, trong đó còn những điểm cần

35

tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và nhất là có các biện pháp đảm bảo thực hiện. Trong khuôn khổ của đề tài này không thể đi sâu.

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)