Yêu cầu chung về mô hình giải pháp

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 107 - 108)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

3.6.1.Yêu cầu chung về mô hình giải pháp

- Như đã phân tích về mối quan hệ giữa các phòng tư liệu và TTTT – TV ĐHQGHN là hỗ trợ xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hoá; tổ chức cho toàn thể bạn đọc trong Trường cùng khai thác, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả kho tin và tài liệu của Trung tâm và các nguồn tin của các phòng tư liệu cũng như bên ngoài, vì vậy, để thực hiện tốt giải pháp này, TTTT – TV ĐHQGHN cần phải là đơn vị đầu mối để tổ chức hoạt động quản lý, chuyển giao đào tạo và hỗ trợ tra cứu thông qua hệ thống phần mềm TV tích hợp mà trung tâm đang có để các phòng tư liệu sử dụng kế thừa và chuyển các CSDL lên chính phần mềm đó.

- Mỗi một phòng tư liệu của Trường sẽ đóng vai trò là một TV độc lập, sẽ tự bổ sung, biên mục và quản lý CSDL riêng biệt của mình trong toàn bộ CSDL tập trung của Nhà trường.

- NDT sẽ tra cứu và truy cập được tới tất cả các CSDL của các phòng tư liệu mà không bị bất cứ một hạn chế nào.

- Mỗi một phòng tư liệu sẽ đóng vai trò là một điểm lưu thông độc lập và bạn đọc có thể biết được nguồn thông tin, tài liệu của Khoa/Bộ môn thông qua việc tra cứu trên hệ thống mạng LAN hoặc Internet.

96

- Có khả năng mở rộng trong tương lai và liên kết được tới TV đặt trong Trường ĐHKHXH&NV nói riêng và ĐHQGHN nói chung.

- Bên cạnh đó, giải pháp cần phải tuân thủ các chuẩn nghiệp vụ TV như: Khổ mẫu trao đổi ISO 2709, XML; Khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21; Các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư mục khác nhau như ISBD, AACR2, TCVN 4743-89; Khung phân loại DDC; Chuẩn tìm kiếm Z39.50; Dublin Core…

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 107 - 108)