Thời kỳ Hâyan (năm 794 – 1192)

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 72 - 73)

- Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã

b. Thời kỳ Hâyan (năm 794 – 1192)

Về cơ bản, bộ máy nhà nước trong thời kỳ này vẫn không có gì thay đổi. Tuy nhiên, thoát khỏi sự thao túng của nhiếp chính quan bạch, thiên hoàng đã bổ sung một số cơ quan mới.

- Từ lúc họ Phudioara vững mạnh và thao túng chính quyền Thiên Hoàng, trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước có thêm chức Nhiếp chính và sau này là Nhiếp chính Quan bạch.

Nhiếp chính Quan bạch có quyền xếp đặt ngôi thế tập Thiên Hoàng và lập Chính cung, có quyền quyết định cả việc văn võ trong triều, phê chuẩn các tấu sớ trước rồi mới tâu lại Thiên Hoàng.

- Từ nữa sau thế kỷ thứ 11, Thiên Hoàng lập hàng loạt các cơ quan nhà nước mới nhằm thoát khỏi sự khống chế và ràng buộc của dòng họ Phudioara.

• Thiên Hoàng lập ra cơ quan mới là Kí Lục Sở, do nhà vua trực tiếp quản lý chứ không chịu sự chi phối của Nhiếp chính Quan bạch. Ký lục sở giải quyết tất cả công việc chính trị và hành chính trên toàn quốc, do đó quyền lực của Nhiếp chính bị giảm xuống.

• Sau đó, Thiên Hoàng còn lập ra cơ quan Tàng Nhân Sở để tự Thiên Hoàng nghiên cứu và ban bố sắc lệnh, chiếu chỉ cho bá quan và toàn quốc thi hành.

• Bên cạnh đó, để kiềm chế họ Phudioara một các khéo léo và lâu dài, thiên hoàng còn lập ra chế độ Thượng Hoàng và Pháp Hoàng.

Theo đó, khi Thiên Hoàng nhường ngôi cho con thì trở thành Thượng Hoàng. Trong trường hợp Thượng Hoàng còn sống thì Thượng Hoàng sẽ lên ngôi Pháp Hoàng. Thượng Hoàng và Pháp Hoàng gíup đỡ cho Thiên Hoàng điều hành đất nước, kiểm soát phủ Nhiếp chính và triều đình.

• Không dừng lại ở đó, chính quyền còn lập ra cơ quan mới là Viện Chính. Về hình thức thì Viện Chính là cơ quan theo dõi việc chính trị của triều đình và giúp đỡ Thiên Hoàng nhưng thực chất là cơ sở của hoàng gia để chống lại họ Phudioara.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w