Phương pháp giành quyền tự trị

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 40 - 41)

- Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã

c) Phương pháp giành quyền tự trị

Phong trào đấu tranh giành quyền tự trị diễn ra từ khi xuất hiện thành thị nhưng sôi nổi nhất vào thế kỷ 12 và 13. Thế nhưng, cách thức mà các thành thị giành quyền tự trị ở các thành phố khác nhau là khác nhau. Tuy vậy, chúng ta có thể khái quát chúng thành các phương pháp chính sau đây:

Đấu tranh vũ trang

Cư dân của các thành thị đã tổ chức thành những “Công xã” để tiến hành cuộc đấu tranh. Lãnh chúa thường dùng bạo lực để trấn áp mọi sự hoạt động của công xã. Và những thành thị nào đủ sức mạnh thì giành đượa quyền tự trị (hoàn toàn hay không hoàn toàn); còn không, thì vẫn phải chịu sự áp bức, bóc lột của lãnh chúa.

Như tại thành phố Milanô (Ý), thị dân đã nổi lên chống lại người chủ giáo vào đầu thế kỷ 11. Đến cuối thế kỷ 11, những người làm nghề tiểu thủ công lại nổi lên chống lại các lãnh chúa phong kiến trong giáo hội và ngoài thế tục. Nhưng cuối cùng, Milano cũng giành được quyền tự trị của mình

.

Chuộc tiền

Do có một số lãnh chúa đang rất cần tiền nên đã chấp nhận cho các thành thị nộp tiền để thoát khỏi sự thống trị của các lãnh chúa; tuy nhiên cũng có những thành thị phải dùng cả hai biện pháp nói trên mới giành được độc lập.

Thành phố Laon (Pháp) là một trong những thành phố giàu có. Đầu thế kỷ 12, các thị dân đã nộp cho lãnh chúa và Vua Louis VI một số tiền to để đổi lấy sự tự chủ. Nhưng chỉ ít lâu sau, người chủ giáo ở thành phố Laon đã bội ước, lấy lại quyền thống trị thành phố Laon. Nhân dân thành phố đã giết chết vị chủ giáo và các đồng bọn của ông ta. Triều đình phái quân tới để giải tán công xã.

Thế nhưng thị dân ở đây đã kiên trì đấu tranh nên vào năm 1128, Vua phải cho phép các thị dân ở đây thành lập công xã.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w