Nhà nước sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị trong suốt thời kỳ phong kiến.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 66)

- Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã

b. Nhà nước sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị trong suốt thời kỳ phong kiến.

kiến.

- Nho giáo là một học thuyết do khổng tử khởi xướng từ thời xuân thu, được thoàn thiện và bổ sung trong các thời đại về sau. Tư tưởng căn bản của nho giáo là muốn tạo ra một xã hội ổn định trong gia đình, trong nhà nước và trên toàn thế giới. Mục tiêu cơ bản của học thuyết này là bảo đảm lợi ích của giai cấp thống trị.

- Nho giáo yêu cầu hành vi của con người trước hết phải dựa vào một hệ thống luân lý đạo đức nghiêm ngặt, sau đó mới dựa theo chuẩn mực của pháp luật. Theo đó, hệ thống luân lý mà nho giáo đưa ra là: người trẻ tuổi phải phục tùng người nhiiều tuổi, người dước phải phục tùng người trên, người không phải là người Trung Quốc phải phục tùng người Trung Quốc; trói buộc con người trong mối ràng buộc của tam cương (vua –tôi; vợ – chồng; cha – con) nhằm củng cố trật tự đẳng cấp phong kiến, mà cụ thể là trật tự quan liêu và trật tự gia trưởng. Trong đó, trung quân là là cốt lõi của mọi trật tự xã hội và mọi quan hệ xã hội.

- Như vậy, Nho giáo giải quyết các mối quan hệ trong xã hội theo chiều hướng bất bình đẳng vầ xã hội chính trị và dân tộc. Nó có lợi cho giai cấp thống trị nên được nhà nước phong kiến Trung Quốc lợi dụng, biến nó thành hệ tư tưởng thống trị của mình.

- Như vậy, Nho giáo giải quyết các mối quan hệ trong xã hội theo chiều hướng bất bình đẳng vầ xã hội chính trị và dân tộc. Nó có lợi cho giai cấp thống trị nên được nhà nước phong kiến Trung Quốc lợi dụng, biến nó thành hệ tư tưởng thống trị của mình. quan điểm của đạo Nho, thiên hạ rất rộng, tất cả các vùng ngoài Trung Quốc đều là thiên hạ. Mà thiên hạ thì thuộc về Hoàng đế, do đó, Hoàng đế có nhiệm vụ bình thiên hạ, tức là phải chinh phục các nước khác.

- Chúng ta có thể thấy trong suốt 2000 năm của thời kỳ phong kiến, hầu hết các triều đại đều tiến hành công cuộc chinh phục, mở mang bờ cõi. Trong quá trình xâm lược, các đế chế phong kiến Trung Hoa thực hiện nhiều phương thức và thủ đoạn như:

• Chinh phục đi đôi với đồng hóa.

• Kết hợp các thủ đoạn ngoại giao, kinh tế, chính trị, quân sự…

• Di dân, lấn chiếm lãnh thổ, quay rối biên giới rồi tiến tới vũ trang xâm lược. • Lôi kéo, chia rẽ, dùng nước này đánh nước khác…

II. NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN NHẬT BẢN

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ SUY VONG

a. Quá trình hình thành nhà nước phong kiến Nhật Bản

Xã hội chiếm hữu nô lệ ở Nhật Bản

- Căn cứ vào nhiều tài liệu, người ta biết rằng vào những thế kỷ đầu công nguyên, ở Nhật Bản đã xuất hiện những hình thức phôi thai của nhà nước.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w