VƯƠNG QUỐC FRĂNG

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 34 - 37)

- Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã

1. VƯƠNG QUỐC FRĂNG

a) Quá trình phát triển của Vương quốc Frăng

Trong số các quốc gia Man tộc xây dựng ở Tây Au vào thời kỳ đầu của chế độ phong kiến ở Tây âu, vương quốc Frăng là lớn mạnh nhất. Có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với các nước Tây Âu sau này.

Vương quốc Frăng trải qua 3 giai đoạn phát triển chủ yếu sau:  Triều đại Mêrôvanhgiêng

Năm 486, Clovic, là một thủ lĩnh liên quân người Frăng, ông liên kết với nhiều liên minh khác đánh bại quân La Mã. Năm 507, Hoàng đế của đế quốc Đông La Mã cử Clôvic giữ chức Chấp chính quan, nghĩa là Clôvic được công nhận là quốc vương của cả nước Frăng. Mở đầu triều đại Mêrôvanhgiêng.

Do còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong xã hội công xã nguyên thủy, khi vua cha mất, quốc gia được đem chia đều cho những người con trai, hình thành nên các quốc gia nhỏ, tranh chấp với nhau. do đó, lãnh thổ của vương quốc Frăng cứ thống nhất rồi lại bị phân chia, thống nhất, phân chia...

Khi quyền lực của nhà vua suy yếu, thế lực của các quý tộc tăng lên , người nắm thực quyền trong cả nước là các Tể tướng hay vị quan tổng quản của triều đình.

Triều đại Carôlanhgiêng

Năm 714, Saclơmacten giữ chức Tể tướng. Khi làm Tể tướng, ông lập được nhiều công cho quốc gia bằng cách đấu tranh vũ trang, thống nhất toàn bộ vương quốc Frăng hùng mạnh xưa kia và mở rộng thêm lãnh thổ.

Năm 737, khi Quốc vương của gia tộc Mêrôvanhgiêng chết, triều đình không lập vua mới. Vương quốc Frăng do Saclơmacten thống trị.

Năm 741, Saclơmacten bị bệnh chết. Ông chia lãnh thổ của mình cho 2 đứa con, Caloman và Pepin lùn. Năm 751, Pepin lùn được cử làm vua, mở đầu cho vương triều Carôlanhgiêng.

Năm 768, Pepin lùn chết. Con ông là Salơ đã thống nhất cả vương quốc Frăng và còn mở rộng vương quốc ra gấp đôi, bao gồm cả các nước Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Ao, Ý và một phần của Tây Ba Nha ngày nay. Do vậy, ông được xem như là vị đại đế Saclơ hay Saclơmanhơ (Charlemagne).

Giai đoạn suy yếu của Frăng và tình trạng phân quyền cát cứ

Năm 824, Saclơmanhơ chết, người con trai của ông là Louis ngoan đạo lên ngôi nhưng ông chỉ suốt ngày lo việc tôn giáo mà không lo việc triều chính. Chính vì vậy, trong 3 năm lên ngôi, Louis ngoan đạo đem đất nước chia cho 3 đứa con của mình, đó là: Lothair, Pepin, Louis.

Nhưng đến năm 829, Louis ngoan đạo phủ nhận quyết định nói trên để cắt một phần đất cho người con trai của bà vợ sau là Saclơ hói. Ba người con trai của Louis ngoan đạo đều không đồng ý, thế là cha con họ đã tiến hành một cuộc nội chiến kéo dài gần 10 năm.

Năm 840, Louis ngoan đạo chết, ba năm sau cả ba anh em họ ngồi lại với nhau để ký hoà ước Vecđoong (Verdun). Theo hoà ước này, ba người con trai của Louis ngoan đạo sẽ chia nhau cai trị lãnh thổ vương quốc Frăng, tạo thành 3 nước Đức, Pháp và Ý ngày nay.

b) Đặc điểm bộ máy nhà nước

Mêrôvanh giêng

Bộ máy nhà nước được tổ chức còn rất thô sơ.  Ở Trung ương

- Đứng đầu bộ máy nhà nước là Vua;

- Bên dưới vua là các quan lại cao cấp phụ trách các việc như quân sự, tư pháp, tài chính, văn thư, kho rượu… song sự phân công ấy chưa thật rõ ràng và cố định.

Ví dụ: Quan Chưởng ấn hoặc Thị vệ có khi làm cả nhiệm vụ ngoại giao hoặc quân sự; Quan thống chế có khi phụ trách cả việc ăn uống hoặc tiệc tùng…

- Ngoài ra còn có các viên quan quản lý trông coi các trang viên của nhà vua. Đứng đầu và quản lý các viên quan này là quan quản lý cung đình, tức Tể tướng.

Trong thời kỳ vua lười, Tể tướng là người cầm quyền thực tế.

Đến thời Carôlanhgiêng

Trong thời kỳ của vương triều Carôlanhgiêng, quan trọng nhất là thời kỳ trị vì của Saclơmanhơ, bộ máy nhà nước của vương quốc Frăng ngày càng hoàn chỉnh hơn

- Đứng đầu bộ máy nhà nước vẫn là Vua

- Bộ máy quan lại dưới Vua là các chức: Thừa tướng, Tổng Giám mục và Đại thần cung

đình.

+ Thừa tướng giữ chức vụ bí thư và chưởng ấn của nhà vua.

+ Tổng Giám mục quản lý giáo sĩ trong cả nước.

+ Đại thần cung đình thì gần giống như quan Tể tướng trước kia, có nhiệm vụ quản lý các

công việc hành chính của triều đình.

Chức tể tướng trước kia đến thời kỳ này bị bãi bỏ.

- Bên dưới có các quan lại khác như: Quan Thống chế, Quan Chánh án, Quan coi quốc

khố, Quan quản lý kho rượu…

- Ở thời kỳ Mêrôvanhgiêng, cả nước chia thành nhiều đơn vị hành chánh địa phương. Đứng đầu mỗi đơn vị đó là Quan Bá tước nên đơn vị hành chính này còn được gọi là “Khu quản hạt

Bá tước”.

Quyền hạn của Bá tước :

+ Các bá tước được toàn quyền về hành chính, tư pháp, tài chính, quân sự ở địa phương.

+ Họ được nhà vua ban cho một số ruộng đất và giữ lại 1/3 tiền án phí.

- Từ thời Saclơmanhơ trở về sau, quan hệ giữa vua và các bá tước trở thành quan hệ giữa tôn chủ và bồi thần. Dần dần, chức vụ này (Bá tước) biến thành cha truyền con nối.

Ở các vùng biên giới :

Từ thời Carôlanhgiêng, vua còn thành lập những đơn vị hành chính đặc biệt ở các biên giới, gọi là Biên trấn. Ở đây, nhà vua cho xây dựng những pháo đài kiên cố nhằm mục đích phòng ngự các cuộc chiến tranh từ bên ngoài và làm căn cứ để tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ.

Đứng đầu biên trấn là : Bá tước, hoặc Hầu tước, hoặc Công tước.

 Ngoài ra, nhà vua thường cử những đoàn khâm sai để quản lý tình hình ở địa phương, mỗi đoàn thường gồm hai người.

Nhiệm vụ quyền hạn của quan khâm sai:

- Để kiểm tra việc thực hiện các sắc lệnh của nhà Vua.

- Xử lý các hành vi lạm dụng quyền hạn của các quan lại địa phương.

- Giải quyết những vụ khiếu tố trong nhân dân đối với Bá tước hoặc Giáo chủ ở địa phương.

Tòa án :

+ Ở trung ương:

- Cơ quan tư pháp có thẩm quyền xét xử là tòa án của nhà vua.

- Thành phần xét xử: là các pháp quan gồm chánh án và bồi thẩm – do nhà vua chỉ định.

+ Ở địa phương:

- Lúc đầu, quyền xét xử thuộc về những người dân tự do. Lúc nhà nước Frăng mới được xây dựng, người dân được tham gia bồi thẩm và được cử những đại biểu của mình làm thẩm phán nhưng chẳng bao lâu, khi nông dân bị nông nô hoá, quyền hạn ngày càng tập trung vào tay các bá tước thì tình trạng này bị bãi bỏ.

- Về sau, quyền tư pháp thuộc tay bá tước.

+ Ngoài ra, các đoàn khâm sai do nhà vua cử về địa phương cũng có quyền mở phiên tòa

Quân đội

- Ban đầu, lực lượng quân đội chủ yếu của quốc gia gồm có đội thân binh của nhà vua, lực lượng quần chúng. (Tất cả dân tự do đều có nghĩa vụ quân dịch cho nhà vua). Nhưng do đời sống

nông nghiệp định cư , đa số nông dân không muốn rời xa ruộng đất, gia đình để đi chinh chiến nữa. Họ chấp nhận hiến ruộng đất cho địa chủ và trở thành nông nô nhằm thoát khỏi nghĩa vụ binh dịch. Vì vậy, giờ đây, đội thân binh của nhà vua trở thành lực lượng quân đội chủ yếu.

- Thời Carôlanhgiêng, lực lượng quân đội chia thành 2 bộ phận:

+ Quân đội chuyên nghiệp: thường xuyên có mặt trong các trang trại quân đội, nhất là

ở các biên trấn.

+ Quân đội của bồi thần được phong đất - cùng kỵ binh của họ: Đội quân này chỉ

tập hợp lại mỗi khi có chiến tranh

c) Nhận xét

- Bằng các biện pháp như tập trung mọi quyền hành về hành chính, tư pháp, tài chính, quân sự… và việc bản thân mình được phong làm hoàng đế, nhà nước Frăng trở thành một nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền.

- Thế nhưng, do chính sách phân phong ruộng đất cho các lãnh chúa phong kiến, do vua đã giao cho các lãnh chúa phong kiến quá nhiều quyền lực trên mãnh đất của họ nên trong quốc gia dễ xẩy ra cục diện phân quyền cát cứ.

- Đồng thời, do phong tục cha truyền con nối: Sau khi vua qua đời, quốc gia sẽ bị chia đều cho tất cả các con trai của vua - tàn dư của chế độ công xã thị tộc. Nên sau khi lãnh thổ vừa được thống nhất, thì lại phải chia cắt cho các con khi vua cha qua đời. Nên lịch sử của Vương quốc Frăng là một chuỗi dài của sự thống nhất, phân chia, thống nhất...

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w