Sự thành lập nghị viện Anh

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 43 - 44)

- Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã

b) Sự thành lập nghị viện Anh

Điều kiện kinh tế - xã hội

- Vào thế kỷ 11, nước Anh là nước phong kiến phân quyền. Tuy nhiên, vua Anh chiếm giữ được một số lãnh địa và thành thị lớn, xây dựng Vương quyền tương đối hùng

mạnh, khống chế được các lãnh chúa phong kiến, bắt họ phải phục vụ mình và ngăn

không cho họ đánh lẫn nhau.

- Tuy vậy, các lãnh chúa phong kiến đều manh nha tổ chức bạo động, họ muốn được độc lập như những lãnh chúa ở Pháp. Nhưng mưu đồ của họ không thành, do các kỵ sĩ nhỏ và thị dân ủng hộ nhà vua, vì họ sợ lãnh chúa trở nên lộng quyền và áp bức họ.

- Giữa thế kỷ 12, Henri II củng cố thêm quyền lực của chính quyền Trung ương lên

một bước nữa, ông dựa vào kỵ sĩ và thị dân để đấu tranh kiên quyết với các lãnh chúa phong kiến, như: phá hủy lâu đài, thành quách của lãnh chúa, đặt quân phòng thủ, mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án của nhà vua; Ban hành đạo luật quân dịch, xây dựng quân đội thường trực hùng mạnh.

- Với các chính sách trên, nước Anh trở thành một nước hùng mạnh nhất Châu Au. Nhưng sau đó, các vua Anh thi hành chính sách chuyên chế quá nghiêm ngặt, liên tiếp tổ chức chiến tranh, vơ vét sức lực, tiền của của nhân dân vào các cuộc chiến ấy, nên bị đại bộ

phận nhân dân phản đối.

- Ngoài ra, Vương triều còn mâu thuẫn với Giáo hội, thất bại trong chiến tranh với

Pháp… nên các lãnh chúa phong kiến nổi dậy chống lại Triều đình. Tầng lớp kỵ sĩ và thị

dân trước đây ủng hộ nhà vua, nay cũng liên kết với các lãnh chúa, chống đối triều đình.

- Trước tình thế ấy, vua Anh phải chấp nhận các yêu sách của họ. Những yêu sách này được viết lại trong văn bản “ Đại Hiến chương tự do” (Magna Carta). Đại Hiến chương này bảo đảm quyền tự do của người dân, xác định lại những nguyên tắc của nền chính trị tập quyền, hạn chế quyền độc đoán của nhà vua, xác nhận quyền tự do của các thành phố, quyền tự do đi lại mua bán.

Nghị viện Anh được thành lập

- Tuy vậy các vua Anh đều tìm cách phá hoại bản Hiến chương, khiến cho quý tộc phong kiến phải liên hiệp với kỵ sĩ và nông dân, nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống lại. Năm 1264, quân khởi nghĩa đánh tan quân đội nhà vua, một quý tộc phong kiến là bá tước Ximông Đơ Mônpho lên nắm chính quyền. Ông chủ trương một Liên minh giữa quý tộc phong kiến với thị dân và kỵ sĩ.

- Năm 1265, Ximông Đơ Mônpho triệu tập một Hội nghị gồm có quý tộc, tăng lữ, đại biểu kỵ sĩ của mỗi lãnh địa, đại biểu thị dân của thành thị. Hội nghị này được xem là Quốc hội đầu tiên ở nước Anh.

- Từ thế kỷ 14, Quốc hội Anh chia thành 2 viện: Thượng nghị viện – gồm quý tộc và tăng lữ cao cấp; Hạ nghị viện, gồm tầng lớp kỵ sĩ và thị dân.

Nhiệm vụ, quyền hạn

- Quyền hạn của Quốc hội là bàn bạc và thông qua các vấn đề về thuế khoá, ngân sách. Nhà vua không được quyền thu thuế trực tiếp hay gián tiếp khi chưa có quyết định của Quốc hội.

- Quốc hội dần trở thành cơ quan lập pháp tối cao. Qua Quốc hội, quý tộc phong kiến, kỵ sĩ và cả những thị dân giàu nắm lấy quyền hành pháp và khống chế việc thu thuế.

Tuy nhiên, Quốc hội cũng chỉ là cơ quan đại diện cho những giai cấp, tầng lớp trên. Dân chúng nghèo khó ở nông thôn và thành thị đều không có đại biểu. Do đó, Quốc hội của Ximông Đơ Monpho lập ra không được xem là thực thể đại diện cho nhân dân theo nghĩa hiện đại. Nhưng cũng phải thừa nhận hình thức Quốc hội này là tiền thân cho các cơ quan đại diện nhân dân ngày nay.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w