- Sự khác biệt của hai hệ thống pháp luật này:
d. Tổ chức tư pháp và tố tụng tư sản
- So với pháp luật phong kiến, tiến bộ lớn của pháp luật tư pháp là quyền tư pháp được tách ra khỏi quyền hành pháp. Cơ quan hành pháp không được quyền xét xử, quyền này được trao cho một cơ quan chuyên trách là toà án.
- Tố tụng được tách thành tố tụng hình sự và tố tụng dân sự.
- Trong luật tố tụng tư sản, những nguyên tắc cơ bản dần dần được hình thành:
• Nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà: người buộc tội là Viện công tố, người gỡ tội là bị cáo và luật sư bào chữa.
• Nguyên tắc suy đoán vô tội: khi chưa có đủ chứng cứ buộc tội, thì bị can vẫn được xem là người vô tội. Từ nguyên tắc suy đoán vô tội, bị can có quyền được bào chữa, còn trách nhiệm buộc tội thuộc về Ủy viên công tố.
• Bản án được quyết định bởi đa số Hội đồng xét xử • Không ai có quyền kháng cáo đối với việc trắng án.
• Nguyên tắc không thay đổi thẩm phán.
3. Nhận xét
- Pháp luật tư sản ra đời là một tiến bộ lớn lao trong lịch sử nhà nước và pháp luật: + Lần đầu tiên Hiến pháp và một loạt nguyên tắc mới của pháp luật xuất hiện.
+ Kỹ thuật lập pháp với việc phân chia pháp luật thành các ngành luật, các chế định, với việc nêu ra các chế định pháp lý, với việc pháp điển hoá,… đã có sự tiến bộ nhảy vọt. Có thể nói, về phương diện hình thức pháp lý và kỹ thuật lập pháp, sự ra đời của pháp luật tư sản là một cuộc cách mạng trong luật pháp.
+ Trong những thế kỷ 17 đến 19, pháp luật tư sản đã đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
- Những thế kỷ 17 - 19 cũng là thời kỳ từng bước hình thành và phát triển nền dân chủ tư sản và nó được thể chế hoá bằng pháp luật. Pháp luật thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước tư sản để quản lý xã hội.
- Hệ thống pháp luật tư sản tuy đã ra đời nhưng chưa đầy đủ và hoàn thiện. Thời kỳ này, khối lượng các văn bản pháp luật chưa nhiều. Và cũng khác với thời kỳ tư bản chủ nghĩa độc quyền, pháp luật tư sản ở thời kỳ này bảo vệ tự do cạnh tranh trong sản xuất và trao đổi tư bản của các nhà tư sản.
- Tuy nhiên, trong giai đoạn nào thì nhà nước và pháp luật tư sản đều thể hiện đầy đủ bản chất giai cấp của nó.
II. PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ TƯ BẢN LŨNG ĐOẠN NHÀ NƯỚC, CHỦ NGHĨA TƯ
BẢN HIỆN ĐẠI
1. Một số ngành luật cơ bản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản lũng đoạn và tư bản hiện đại