Quá trình phát triển và suy vong của nhà nước phong kiến Trung Quốc

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 53 - 54)

- Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã

b. Quá trình phát triển và suy vong của nhà nước phong kiến Trung Quốc

- Sự sụp đổ của nhà Tần

• Những chủ trương, chính sách của Tần Thủy Hoàng tuy phù hợp với tiến trình lịch sử lúc bấy giờ nhưng ông tỏ ra rất tàn bạo và xa xỉ làm cho đời sống của nhân dân Trung Quốc vô cùng cực khổ:

Ông dùng phương pháp cai trị: “Mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, không dùng ân đức, nhân nghĩa”. Đồng thời kiên quyết bày trừ Nho giáo. Trước tình hình một số nhà nho thường dùng những câu trong sử sách để chê bai tình hình đương thời, Tần Thủy Hoàng ra lệnh: nhân dân phải nộp tất cả các loại sách thi, thư và các tác phẩm của các tác gia thời Chiến quốc để đốt đi, cấm dẫn sách cổ để bàn luận với nhau, nếu hai người bàn bạc về kinh thi, kinh thư thì chém ngay giữa chợ, lấy đời xưa để chê đời nay thì giết cả họ (sự kiện 460 nhà nho bị chôn sống ở Hàm Dương).

Bắt nhân dân xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: Vạn lý trường thành, lăng Ly Sơn, cung A Phòng và hơn 700 cung rãi rác khắp cả nước.

Bắt nhân dân tham gia nhiều cuộc chiến tranh xâm lược

• Do đó, xuất hiện nhiều cuộc đấu tranh giai cấp đã nổ ra nhằm chống lại ách thống trị của nhà Tần.

Năm 206 TCN, Lưu Bang và Hạng Vũ, hai thủ lĩnh của nhân dân lao động đã lật đổ được nhà Tần.

- Sơ lược lịch sử Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Thanh

Do mâu thuẫn trong việc phân chia quyền lực nên Lưu Bang và Hạng Vũ lại chiến tranh với nhau (chiến tranh Hán – Sở). Năm 202 TCN, Lưu Bang tiêu diệt Hạng Vũ, thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Hán, đóng đô ở Lạc Dương, gọi là nhà Tây Hán.

Năm 8 TCN, Vương Mãng là một ngoại thích đã cướp ngôi nhà Hán, lập ra nhà Tân. Năm 23 nhà Tân bị lật đổ.

Nhà Hán được khôi phục bởi Lưu Tú Hán Quang Vũ. Hán Quang Vũ dời đô về Trường An, phía đông của Lạc Dương nên gọi là Nhà Đông Hán. Năm 184, nhà Đông Hán suy sụp, thối nát, cướp ruộng đất của nông dân, bóc lột nhân dân tàn tệ.

Do đó, năm 184, khởi nghĩa Khăn Vàng bùng nổ, các thế lực phong kiến liên minh với nhau để đàn áp khởi nghĩa nhưng không thành công. Nhà Đông Hán suy vong, xuất hiện cục diện Tam Quốc

Trong thời kỳ Tam Quốc, Trung Quốc bị phân liệt thành 3 nước: nước Ngụy của Tào Tháo, nước Thục của Lưu Bị, nước Ngô của Tôn Quyền. Ba nước chiến tranh với nhau khốc liệt suốt hơn nữa thế kỷ. Năm 280, Tư Mã Viêm tiêu diệt được Ngô và Thục, thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tấn.

Năm 581, Dương Kiên thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tuỳ, lên ngôi và xưng là Tuỳ Văn Đế.

Năm 618, nhà Tuỳ mất, Lý Uyên và con là Lý Thế Dân lập ra nhà Đường.

Trong thời kỳ nhà Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển cao nhất, hưng thịnh nhất. Năm 907, nhà Đường diệt vong. Trung Quốc bước vào cục diện Ngũ đại Thập quốc (hay còn gọi là 5 đời, 10 nước)

Năm 907, Triệu Khuông Dật thống nhất Trung Quốc lập ra nhà Tống.

Năm 1279, nhà Nam Tống bị quân Nguyên - Mông do Hốt Tất Liệt cầm đầu tiêu diệt. Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Năm 1368, nhà Nguyên bị cuộc khởi nghĩa của nông dân do Chu Nguyên Chương lãnh đạo lật đổ. Chu Nguyên Chương lập ra triều Minh.

Năm 1644, nhà Minh bị người Mãn Châu ở Đông Bắc Trung Quốc tiến xuống lật đổ và lập ra nhà Thanh.

- Quá trình chấm dứt thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc.

Năm 1840, thực dân Anh cầm đầu các nước tư bản xâm lược Trung Quốc. Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Năm 1857, 1858, khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo đã làm chủ được một phần lớn lãnh thổ Trung Quốc nhưng cuối cùng, khởi nghĩa thất bại. Một trong những nguyên nhân thất bại là khi vào Nam Kinh, với cuộc sống vương giả, các lãnh tụ của Thái Bình Thiên quốc đã thoái hoá, giết hại lẫn nhau, tranh giành quyền lực.

Trong khi đó, mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản đã xuất hiện. Đến năm 1911, cuộc cách mạng tư sản ở Trung Quốc nổ ra đưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, triều Thanh bị lật đổ, chấm dứt thời kỳ phong kiến Trung Quốc kéo dài hơn 2000 năm.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w