Quá trình hình thành nhà nước phong kiến Nhật Bản

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 66 - 69)

- Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã

a. Quá trình hình thành nhà nước phong kiến Nhật Bản

Xã hội chiếm hữu nô lệ ở Nhật Bản

- Căn cứ vào nhiều tài liệu, người ta biết rằng vào những thế kỷ đầu công nguyên, ở Nhật Bản đã xuất hiện những hình thức phôi thai của nhà nước.

Theo Đông Di Truyện, Hán Thư Địa Chí và Hậu Hán Thư của Trung Quốc, thì vào thế kỷ 1, ở Nhật Bản đã hình thành hơn 100 nước nhỏ. Những nước này thực chất là liên minh của các bộ lạc, nhưng đã mang một vài yếu tố của nhà nước, người ta thường gọi các quốc gia này là những quốc gia bộ lạc. Các quốc gia này thường tổ chức chiến tranh thôn tính lẫn nhau. Đến cuối thế kỷ thứ 4, trên đảo Hôn Sư xuất hiện quốc gia Yamatô. Quốc gia này nhanh chóng lớn mạnh và thống nhất được Nhật Bản.

- Nhật Bản tuy là quốc gia hình thànhh muộn nhưng phát triển rất nhanh chóng nhờ biết tiếp thu, học hỏi văn minh của các nước khác như Triều Tiên, Trung Quốc.

Sau khi thống nhất Nhật Bản, năm 391, Yamatô đưa quân đi xâm chiếm Nam Triều Tiên, bắt cả vùng này quy phục Nhật Bản trong thời gian gần 2 thế kỷ. Trong giai đoạn này, Nhật Bản được tiếp xúc với văn hoá và kỹ thuật của Triều Tiên, đồng thời thông qua Triều Tiên, Nhật Bản cũng mở rộng giao lưu tiếp xúc với Trung Quốc. Triều đình Yamatô còn cho mời người Trung Quốc, Triều Tiên sang ở hẳn bên Nhật để truyền bá nhiều phương diện kỹ thuật và văn hoá. Từ thế kỷ 4, chữ Hán du nhập vào Nhật Bản và trở thành quốc tự của nước này. Đến thế kỷ thứ 5 thì Nho giáo, và sau đó, vào thế kỷ 6, Phật giáo cũng được truyền vào Nhật Bản.

- Với những nguyên nhân trên, xã hội Nhật Bản có rất nhiều biến chuyển, hình thành nên nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau:

• Giai cấp thống trị

• Đứng đầu là Thiên Hoàng. Vào thế kỷ thứ 6, vì thấy vua ở Trung Quốc gọi là Thiên Tử, đồng thời thấy một vài dòng họ ở triều tiên tự xưng Vương nên vua Nhật Bản lấy hiệu cao quý là Thiên Hoàng.

• Bên dưới, Thiên Hoàng tập hợp các hào tộc cũng là những người cùng họ với Thiên Hoàng để chia nhau quyền hành trong triều đình.

• Giai cấp bị trị

• Dân tự do phải lao động cực nhọc và bị áp bức, bóc lột nặng nề.

• Bên cạnh đó, trong xã hội Nhật Bản cũng đã xuất hiện nô lệ. Nô lệ chiếm số lương ít, sức lao động của nô lệ dùng để phục dịch trong các gia đình quý tộc, khai khẩn đất hoang, làm thủy lợi và nhiều công trình khác.

• Tầng lớp bộ dân: đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của Nhật Bản.

Họ vốn là thành viên của những bộ tộc bị chinh phục. Sau khi chinh phục, người chiến thắng bắt kẻ bị chinh phục phải lệ thuộc vào mình và gọi đó là bộ, thành viên của nó gọi là bộ dân. Bộ dân bị phá sản và phụ thuộc vào quý tộc. Họ là những người nửa tự do, có một chút tài sản riêng, chủ không có quyền bán và giết họ, nhưng họ bị trói chặt vào ruộng đất của Thiên Hoàng và quý tộc.

- Tình hình xã hội Nhật Bản thời kỳ nhà nước Yamatô chứng tỏ rằng, tuy quan hệ nô lệ đã từng tồn tại trong lịch sử nhưng, nó không trải qua sự phát triển đầy đủ của xã hội chiếm hữu nô lệ. Mà nguyên nhân của nó là do:

• Nền kinh tế chủ yếu của Nhật Bản là nông nghiệp chủ yếu do nông dân công xã cày cấy. Nô lệ chưa bao giờ là nguồn lao động sản xuất chủ yếu.

• Nguồn nô lệ ngày một suy giảm. Trước nay, nô lệ mà Nhật Bản có được chủ yếu do tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên, nhưng vào thời kỳ này, Triều Tiên lớn mạnh, có khả năng đẩy lùi các cuộc đấu tranh của Nhật Bản.

• Thời kỳ hình thành nhà nước Nhật Bản cũng là thời kỳ chế độ nô lệ, xét trên phạm vi toàn thế giới đã lâm vào tình trạng suy sụp.

Quá trình tan rã chế độ chiếm hữu nô lệ

- Từ thế kỷ 6, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia thống nhất. Sản xuất phát triển nhờ áp dụng nhiều cải tiến kỹ thuật.

- Tuy nhiên, sự phát triển của sản xuất chỉ làm giàu thêm cho tầng lớp quý tộc, còn tầng lớp nhân dân vẫn cực khổ vì bị áp bức bóc lột. Những cuộc phản kháng của quần chúng nhân dân thường xuyên diễn ra, thông thường là bỏ trốn. Chế độ bộ dân có nhiều dấu hiệu bị tan rã. Để cứu vãn tình hình, Nhà nước cử quan lại đến quản lý một số bộ dân, tiến hành đăng ký các gia đình của bộ dân vào sổ hộ tịch.

- Từ đó, các bộ dân, từ thân phận phụ thuộc các quý tộc sang địa vị thần dân nhà nước. Điều này chứng tỏ rằng vào cuối thế kỷ 6, xã hội chiếm hữu nô lệ nhật bản bắt đầu chuyển mình sang xã hội phong kiến.

Người đặt nền mống cho những thay đổi đó là thái tử Sôtôcư với đạo luật 17 điều và chính sách tiến bộ của ông. Tuy nhiên, ông đã không thực hiện được những cải cách của mình, do hoàn cảnh lịch sử.

Quá trình thiết lập nhà nước phong kiến Nhật Bản

- Năm 645, Thiên Hoàng Côtôcư lên ngôi, đặt niên hiệu là Taica. Ngay sau đó 1 năm, ông ban chiếu cải cách và ban hành những luật lệnh cụ thể. Lịch sử Nhật Bản gọi đó là cuộc cải cách Taica (646 – 649).

- Nội dung của cuộc cải cách:

• Xoá bỏ quyền sỡ hữu tư nhân về đất đai; quy định chỉ có nhà nước được quyền sở hữu đất đai.

• Xoá bỏ chế độ bộ dân, toàn bộ cư dân trở thành thần dân cả nước, được lĩnh canh ruộng đất của quốc gia và có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

• Nhà nước thực hiện chế độ ban điền và chế độ thu tô “tô, dung, điệu” (tương tự như ở Trung Quốc.)

Người ở địa phương nào được chia ruộng ở địa phương ấy. Nam từ 6 tuổi trở lên, mỗi người được cấp 1 đoạn, nữ bằng 2/3 suất của nam, nô tì hoặc tôi tớ trong nhà được cấp 1/3 suất của dân tự do. Những người nhận phải ruộng xấu thì được gấp đôi.

Nông dân nhận ruộng phải nộp thuế cho nhà nước bằng thóc (3% sản lượng/ những người có dưới 1 mẫu; 25% sản lượng/ những người có trên 1 mẫu); đồng thời họ còn phải nộp thuế bằng sản phẩm thủ công nghiệp như tơ lụa, bông vải… ngoài ra còn làm lao dịch 10 ngày trong năm trong các công trình công cộng.

Mỗi gia đình được quyền sở hữu đối với đất nhà, đất vườn của họ. Rừng núi, ao ngòi, sông hồ là của chung, ai cũng có quyền sử dụng.

Người nông dân lĩnh canh ruộng đất, về hình thức, không bị mất quyền tự do cá nhân, nhưng họ cũng không có quyền rời bỏ mãnh đất được chia và trở thành đối tượng bóc lột chủ yếu của nhà nước và giai cấp thống trị.

• Tầng lớp quý tộc thống trị cũng có ruộng đất dưới hình thức phong nhận được của nhà nước.

Căn cứ theo tước vị, chức vụ, công lao của quý tộc mà nhà nước ban cấp ruộng đất cho họ những loại ruộng khác nhau, có 3 loại ruộng đất phong: ruộng tước vị, ruộng đẳng cấp và ruộng thưởng công lao với nhà nước. Ruộng tước vị và ruộng đẳng cấp được ban tặng trong thời kỳ đảm nhiệm chức vụ nhất định hay được phong vào 1 cấp nhất định. Nhìn chung, những loại đất này được ban cấp trong một thời gian, ngắn hay dài, tuỳ trường hợp.

Ngoài đất phong, họ còn được nhận kèm theo những hộ nông dân làm bổng lộc. Nếu có công với nhà nước, họ cũng được ban cấp một số hộ nông dân. Những gia đình này phải nộp một nữa tô thóc cho nhà nước, một nữa còn lại nộp cho quý tộc phong kiến trực tiếp sử dụng họ.

• Xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền (theo mô hình bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc đời Đường.)

- Cuộc cải cách này là kết quả của cuộc đấu tranh của nông dân, mà trước hết là của bộ dân và nô lệ với giai cấp thống trị, nó buộc giai cấp thống trị phải thay đổi phương thức bóc lột. Như vậy, có thể nói cuộc cải cách Taica là kết quả của yêu cầu khách quan. Nhưng khi thiết lập trật tự và thể chế mới, Taica đã rập khuôn chế độ phong kiến của Trung Quốc, thời nhà Đường trong việc thực hiện quyền sở hữu ruộng đất, chế độ quân điền, tổ chức bộ máy nhà nước nhằm củng cố chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Sau cải cách, nền tảng căn bản của chế độ phong kiến ở Nhật Bản đã được xây dựng. Với ý nghĩa đó, cải cách Taica được xem là một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu sự thiết lập chế độ phong kiến ở Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w