Những chế định của dân luật tư sản

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 93 - 94)

- Sự khác biệt của hai hệ thống pháp luật này:

b. Những chế định của dân luật tư sản

- Nguyên tắc cơ bản của dân luật tư sản là quyền bình đẳng giữa các công dân trong quan hệ pháp luật dân sự.

- Nội dung chủ yếu của dân luật tư sản là bảo vệ quyền tư hữu tư sản, điều chỉnh các văn bản hợp đồng hợp đồng hôn nhân, thừa kế,…

+ Chế định quyền tư hữu tư sản

• Quyền tư hưũ được coi là quyền tự nhiên của con người, nó gồm có 3 quyền: quyền định đoạt, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng.

• Luật dân sự chia vật sở hữu gồm 2 loại: động sản và bất động sản + Chế định hợp đồng và trái vụ tư sản

• Dân luật tư sản xác định quyền bình đẳng và tự biểu lộ ý chí của các bên. • Các bộ dân luật tư sản điều ghi rõ những điều kiện bảo đảm hợp đồng:

o Hợp đồng phải được nghiêm chỉnh trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

o Pháp luật chỉ cho phép huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp có sự đồng ý của các bên tham gia.

• Các biện pháp để thực hiện hợp đồng cũng đựơc qui định như: cầm cố, đặt cọc, phạt tiền, bảo lãnh…

• Trái vụ là một quan hệ pháp luật, trong đó một nguời hoặc một số người phải thực hiện một hành vi nào đó đối với chủ thể khác

+ Chế định pháp nhân và công ty cổ phần tư sản.

• Chế định này nhằm củng cố địa vị kinh doanh của nhà tư sản, đồng thời không ngừng tập trung vốn, mở rộng kinh doanh để dẫn tới độc quyền.

• Ban đầu việc thành lập công ty cổ phần phải được Chính phủ cho phép, về sau nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh thì việc thành lập công ty chỉ cần đăng ký với Chính phủ.

• Cơ quan quản lý cao nhất của công ty là hội nghị các cổ đông. Trong hội nghị số đầu phiếu không tính theo đầu người mà tính theo cổ phiếu. Do đó, quyền quản lý công ty thực chất thuộc về các nhà tư bản lớn.

+ Chế định về hôn nhân gia đình.

• Hôn nhân được xem là 1 loai hợp đồng. Việc kết hôn phải có đủ 2 điều kiện sau:

o Người kết hôn phải có năng lực pháp lý o Hai bên tự nguyện kết hôn với nhau.

• Về hình thức kết hôn, có nước quy định hình thức kết hôn dân sự (do chính quyền chứng nhận), có nước theo hình thức tôn giáo, có nước coi 2 hình thức trên điều có giá trị pháp lý.

• Chế định này củng cố quan hệ không bình đẳng trong gia đình. Người vợ bị hạn chế năng lực pháp lý, đồng thời xác định người chồng là người đứng đầu trong gia đình, bảo hộ người vợ, do đó người vợ phải phục tùng

+ Chế định thừa kế.

• Theo luật dân sự tư sản thừa kế có 2 hình thức:

o Thừa kế theo di chúc: xác định nguyên tắc tự do di chúc. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho những người trong gia đình, một số nước hạn chế sự độc đoán của người lập di chúc.

o Thừa kế theo pháp luật xảy ra khi người chết không để lại di chúc hoặc di chúc được xem là vô hiệu hoặc không giải quyết hết tất cả tài sản.

• Ở các nước thuộc hệ thống pháp luật thuộc địa, tài sản thừa kế được chuyển thẳng cho những người thừa kế. Còn ở hệ thống pháp luật Anh -Mỹ, tài sản được chuyển cho người trung gian (được chỉ định trong di chúc hoặc do toà án chỉ định). Sau khi người trung gian thực hiện những thủ tục luật định thì tài sản được chuyển hết cho người thừa kế.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w