1. Công tác ban hành pháp luật
- Sau cải cách Taica, người Nhật mới bắt đầu soạn ra luật pháp. Pháp luật của Nhật Bản bị ảnh hưởng rất nhiều từ pháp luật Trung Quốc, chủ yếu của thời Tùy, Đường.
- Về hình thức, pháp luật Nhật Bản cũng gồm 4 loại: Ritsu, Ruô, Kyaku, Shiki, tương ứng với luật, lệnh, cách, thức của Trung Quốc. Có thể coi đó là luật hình sự (Ristu), luật dân sự và hành chính (Ryô) và một loạt các quy định khác (Kyaku và Shikki).
- Bộ luật đầu tiên của Nhật Bản là bộ luật 17 điều do Sôtôcư ban hành vào năm 104, bộ luật này đặt nền tảng cho việc xây dựng một thiết chế nhà nước phong kiến theo hình thức chính thể quân chủ (điều 12: trong nước không thể nào có 2 vua, người dân không lẽ nào thờ 2 chủ. Trăm họ chỉ là thần dân của Thiên Hoàng. Thuế là phải nộp cho vua để lo việc nước. Phu dịch là để kiến tạo quốc gia.)
- Năm 622, Thiên Hoàng ban hành một bộ luật, nhưng bộ luật này không còn nữa, chúng ta biết đến nó qua các tư liệu lịch sử.
- Năm 701, bộ luật Taihô Risư Riô được soạn thảo và ban hành và được chỉnh sửa, bổ sung vào năm 718. Bộ luật này gồm 2 phần: một phần luật (Ristu) ấn định những thể thức về hình phạt và một phần lệnh (Ryô) quy định những chính sách về quan chế, quân điền, thuế vụ, binh dịch, phu dịch… Bộ luật này được Nhật Bản áp dụng làm nguyên tắc trong tổ chức chính quyền trong mấy thế kỷ sau đó.
- Năm 757, nhà nước lại ban hành bộ luật Yoro. Bộ luật này về hình thức và thuật ngữ thì giống với pháp luật Trung Quốc nhưng về nội dung thì luật hình sự ít khắc khe hơn, luật hành chính thì có những sửa đổi khá nhiều để phù hợp với tình hình của Nhật Bản.
- Đến thời cầm quyền của các Mạc Phủ. Do quan niệm rằng cách ứng xử của mọi người không dựa trên quy phạm pháp luật mà dựa trên quy phạm đạo đức nên chính quyền Mạc Phủ không ban hành luật dưới dạng các bộ luật mà công bố pháp luật dưới dạng các bảng
khuyến cáo, dán ở những cột cao, để ở những nơi dễ nhìn thấy trong khắp thành thị và thôn
quê. Trong số các bảng này, nổi tiếng nhất là bảng Thân huynh, nó khuyên các thành viên trong gia đình sống hoà hợp, tôi tớ phải trung thành với chủ, chủ phải công minh, mọi người phải cần cù, sống tiết kiệm và phải giữ đúng địa vị trong cuộc sống. Do quyền lực của chính quyền Mạc Phủ trong thời kỳ này lấn át quyền lực của Thiên Hoàng nên pháp luật của Mạc Phủ cũng có giá trị pháp lý cao hơn pháp luật của Thiên Hoàng.
Nhìn chung, pháp luật phong kiến Nhật Bản rất đa dạng. Nó bao gồm nhiếu hệ thống pháp luật như pháp luật của Thiên Hoàng, pháp luật của chính quyền Mạc Phủ, pháp luật của lãnh chúa phong kiến. Trong thời kỳ Mạc Phủ, pháp luật của Tướng quân có hiệu lực pháp lý cao nhất.
2. Các đặc trưng của pháp luật phong kiến Nhật Bản
- Hình luật: áp dụng các hình phạt rất dã man: chém đầu, bêu đầu, moi gan, phanh thây, đâm bằng giáo và nhiều hình thức hành hạ khác cho đến chết (phạm nhân bị chôn sống, mọi người tham dự cuộc hành hình được quyền dùng cưa tre để xẻo thịt phạm nhân trước khi phạm nhân chết; thân thể của phạm nhân được giao cho các võ sĩ (samurai) để thử gươm.
Những phạm nhân phạm tội đốt phá, gây hỏa hoạn thì sẽ bị hoả thiêu. Ap dụng hình thức tra tấn cực hình để điều tra, xét hỏi.
- Dân luật và hình luật thời Tôcưgaoa đều tuân thủ nguyên tắc phân chia đẳng cấp xã hội (sĩ, nông, công, thương). Một bộ sưu tập luật thời này có đoạn viết: “Mọi tội phạm đều được trừng phạt theo địa vị xã hội”. Cùng một hành vi phạm tội, nhưng với Samurai thì được xem là hành động quá khích và được giảm án, nếu là thường dân thì sẽ bị xem là tội ác và bị trừng trị rất nặng
Bài 9
NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
- Lịch sử nhà nước tư bản trải qua 2 thời kỳ: + Thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
+ Thời kỳ chủ nghĩa tư bản lũng đoạn và chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 17, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và lớn mạnh trong lòng xã hội phong kiến Tây Au. Trong lịch sử phát triển, chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn mang nét đặc thù riêng trên nền tảng biến đổi ít nhiều về kinh tế, chính trị. Tuy nhiên, ở tất cả các giai đoạn, bản chất của chủ nghĩa tư bản không biến đổi, đó là áp bức, bóc lột, cạnh tranh bằng mọi thủ đoạn kể cả bằng chiến tranh bạo lực để thu lợi nhuận tới mức cao nhất:
+ Từ năm 1640 đến 1870 là giai đoạn giai cấp tư sản lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng tư sản để nắm chính quyền và xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nghĩa là chưa có tổ chức hoặc cá nhân tư bản độc quyền, các nhà tư sản tự do buôn bán.
+ Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản chuyển sang một bước phát triển mới, đó là thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Trong đó, từ năm 1870 đến năm 1945, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, cạnh tranh tự do chấm dứt. Từ năm 1945 đến nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, tức là chủ nghĩa tư bản hiện đại.