Chế độ ruộng đất

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 54 - 56)

- Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã

a. Chế độ ruộng đất

Trong thời phong kiến, ở Trung Quốc có hai hình thái sở hữu ruộng đất: ruộng đất của nhà nước và ruộng đất của tư nhân.

Ruộng của nhà nước

- Ruộng đất của nhà nước có thể được gọi là công điền, vương điền, quan điền… nhà nước thường đem ruộng này ban cấp cho quý tộc quan lại làm bổng lộc và tổ chức thành đồn điền, điền trang để sản xuất; hoặc chia cho nông dân dưới hình thức QUÂN ĐIỀN để thu tô thuế.

Năm 485, vua Hiếu Văn Đế của triều Bắc Nguỵ ban hành chế độ quân điền nhằm phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, sau đó, các triều đại Bắc Tề, Tùy, Đường cũng áp dụng chế độ quân điền này.

• Tuỳ theo chức vụ cao thấp, quan lại được ban cấp ruộng đất làm bổng lộc. Đối với ruộng ban thưởng cho quý tộc quan lại, họ được quyền tự do mua bán.

• Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy. Tuỳ theo loại ruộng, là ruộng trồng lúa hay trồng dâu, tuỳ theo người nhận ruộng là đàn ông hay đàn bà, mà nhà nước sẽ cấp ruộng đất với diện tích khác nhau.

Trong thời kỳ nhà Đường, ruộng trồng lúa gọi là ruộng khẩu phần, ruộng trồng dâu gọi là ruộng vĩnh nghiệp.

Ruộng trồng lúa được giao đến năm 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, còn ruộng trồng dâu được truyền lại cho con cháu. Nông dân không được quyền chuyển nhượng ruộng đất do nhà nước cấp. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt như: dư hoặc thiếu ruộng, gia đình có việc tang ma, quá túng thiếu, chuyển nơi ở thì được quyền bán ruộng trồng lúa hoặc trồng dâu tuỳ theo từng trường hợp cụ thể

• Trên cơ sở quân điền, nhà nước bắt nông dân phải chịu nghĩa vụ ngang nhau về thuế khoá và lao dịch. Đến đời Tuỳ, Đường nghĩa vụ đó được quy định thành chế độ “tô, dung, điệu”.

o Tô: là thuế đánh vào ruộng lúa, được nộp bằng thóc.

o Dung: là thuế hiện vật, thay cho nghĩa vụ lao dịch, cũng nộp bằng lúa.

o Điệu: thuế đánh vào đất trồng dâu, nộp bằng lụa.

- Khi thực hiện chế độ quân điền, toàn bộ ruộng đất bị bỏ hoang thời chiến tranh được canh tác trở lại, nông nghiệp phát triển, còn nông dân thì thoát khỏi sự lệ thuộc vào địa chủ. Do đó, nhà nước và nông dân đều có lợi.

- Tuy nhiên chế độ quân điền không tồn tại được lâu do sự áp bức bóc lột khốc liệt của nhà nước, thay vào đó là chế độ thuế 2 kỳ.

Đến giữa đời Đường, do sự chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ, và do nông dân không chịu nổi nghĩa vụ thuế khóa nên phải rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực, gây nên những xáo trộn lớn về nhân khẩu. Chế độ quân điền bị phá hoại

dần dần. Trước tình cảnh đó, nhà Đường phải đặt ra chế độ thuế khoá mới, gọi là phép thuế 2 kỳ: nhà nước căn cứ vào số ruộng đất và tài sản có thực để đánh thuế, thu

2 lần, tương ứng với 2 mùa thu hoạch trong năm.

Từ đó, ruộng đất của nhà nước ngày càng bị thu hẹp lại, và chỉ sử dụng để ban cấp cho quan lại hoặc lập đồn điền, điền trang để sản xuất.

 Ruộng đất tư nhân

- Trong thời kỳ phong kiến, ruộng đất tập trung vào tay giai cấp địa chủ ngày càng nhiều. Trên cơ sở ấy, tổ chức điền trang xuất hiện. Điền trang là những đơn vị kinh tế tự sản tự tiêu.

o Điền khách là những nông dân lĩnh canh ruộng đất của điền trang, có nghĩa vụ nộp địa tô cho chủ, chủ yếu là tô sản phẩm.

o Bộ khúc là những điền khách được luyện tập quân sự, bình thường thì sản xuất nông nghiệp, khi có chiến tranh thì trở thành lực lượng tự vệ của điền trang.

Tuy tên gọi khác nhau nhưng điền khách và bộ khúc đều là nông dân lệ thuộc vào chủ điền trang. Khác với nông nô ở phương tây, họ không bị ràng buộc đời đời vào ruộng đất, họ có thể tự ý rời bỏ điền trang bất cứ lúc nào.

- Đến đời Đường, Tống cùng với sự phát triển của ruộng đất tư hữu, số điền trang trong nước nhiều hơn. Nhưng lúc này, do sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tính chất tự nhiên của kinh tế điền trang có giảm bớt. Những thay đổi này là biểu hiiện của sự tan rã dần chế độ điền trang ở trung quốc.

- Bên cạnh đó, còn có chế độ ruộng đất của nông dân tự canh. Bộ phận ruộng đất này rất bấp bênh, nhưng trước sau vẫn tồn tại trong xã hội phong kiến.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w