TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 58 - 62)

- Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã

3. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc ngay từ khi vừa thành lập và trong suốt thời kỳ tồn tại là Chính thể Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ngày càng hoàn thiện.

a. Triều Tần

- Đứng đầu bộ máy nhà nước là Hoàng đế. Ông là người nắm mọi quyền lực nhà nước. Mọi công việc quan trọng của nhà nước đều được các đại thần thảo luận, nhưng Hoàng đế là người quyết định cuối cùng. Mệnh lệnh của hoàng đế phải được chấp hành một cách tuyệt đối. Hoàng đế ở trong cung điện tại kinh đô ở Hàm Dương, hàng ngày duyệt văn thư từ các nơi trong cả nước gởi tới.

- Dưới Hoàng đế là là bộ máy quan lại trung ương gồm Tam công và Cửu khanh. • Tam công là 3 chức quan đầu triều, gồm:

1. Thừa tướng: tổng quản chính vụ, giúp hoàng đế cai trị dân, nắm thu chi của nhà nước, quản lý các công trình công cộng.

2. Thái úy: phụ trách về quân sự.

3. Ngự sử đại phu: nắm giữ văn thư và giám sát các quan.

• Cửu khanh gồm 9 vị quan phụ trách các công việc khác nhau như: 1. Lang trung lệnh: quản lý túc vệ thị tòng, thủ vệ cung điện trắc môn 2. Vệ uý: quản lý cung môn, bảo vệ các đồn lính

3. Thái phó: phụ trách việc hoàng đế sử dụng ngựa và mã chính toàn quốc 4. Đình úy: chưởng quản hình sự và thẩm phán

5. Điển khách: phụ trách tiếp đãi các dân tộc ít người quy phục về với triều đình và đối ngoại

6. Trị túc nội sử: coi về thuế má, kho tiền và sự thu nhập quốc gia 7. Tổng chính: coi sóc tiền tài trong hoàng tộc và đồ đạc trong thất 8. Thiếu phủ: phụ trách sự việc trong cung đình

9. Phụng thường: phụ trách chế độ lễ nghi và cúng tế.  Ở địa phương

- Chế độ quan lại địa phương đời Tần được chia làm 2 cấp là quận và huyện.

- Tần Thủy Hoàng không thi hành chính sách phân phong ruộng đất mà chia cả nước thành 36 quận, đứng đầu là Quận thú.

- Mỗi quận lại chia ra một số huyện, do Huyện lệnh cai trị. Các quan ở quận và huyện đều do trung ương bổ nhiệm

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, trong 1 quận có Quan Thú coi việc chính trị, Quan Uy coi về quân sự. Trong một huyện có lệnh và dưới lệnh thì có thừa.

b. Nhà Hán

- Buổi đầu, bộ máy nhà nước Hán đại để vẫn theo chế độ của nhà Tần.

- Thế nhưng, vua đầu tiên của nhà Hán là Hán Cao Tổ thực hiện chính sách phân phong ruộng đất cho anh em, con cháu mình làm Vương hầu.

Vương hầu được quyền lập quân đội, thu tô thuế, đúc tiền và phát hành tiền không hạn chế trong khu vực do mình quản lý. Do đó, quyền lực của vương hầu ngày càng mạnh và họ âm mưu phản loạn cát cứ.

- Đến đời vua Hán Vũ Đế, ông thi hành nhiều chính sách làm suy yếu thế lực vương hầu, cụ thể là:

• Cho phép vương hầu phân phong đất cho con em của mình, nhằm phân tán đất và làm suy yếu thực lực của họ.

• Thay đổi chế độ tuyển dụng quan lại, ngoài việc chọn con em đại thần làm quan, hàng năm, các địa phương phải chọn người hiếu liêm để bổ sung vào hàng ngũ quan lại.

- Về bộ máy nhà nước

• Ở trung ương, về cơ bản, vẫn giữ nguyên các cơ quan như thời nhà Tần, tuy nhiên, lúc này Thượng thư lệnh nắm đại quyền của Thừa tướng.

• Ở kinh sư, tăng thêm cơ quan mới là Tam phụ, gồm có: Kinh Triệu Doãn, Tả Phong Dực, Hữu Phù Phong (cấp bậc này ngang với Quận thú).

• Ở địa phương:

• Chia cả nước thành 13 bộ (châu) mỗi bộ đặt một quan Thứ sử, về sau đổi lại là Châu mục.

• Dưới châu là quận, đứng đầu quận là Quận thú. • Dưới quận là huyện, đứng đầu huyện là Huyện lệnh.

Như vậy, chế độ quản lý ở địa phương có 3 cấp (bộ, quận, huyện). Và chế độ này được áp dụng suốt đến thời kỳ Nam Bắc Triều.

c. Nhà Đường

Nhà Đường lật đổ nhà Tuỳ. Kế thừa tổ chức bộ máy nhà nước của chính quyền tùy, tuy nhiên có thực hiện một số cải cách trong tổ chức bộ máy nhà nước nhằm củng cố và tăng cường chính thể quân chủ chuyên chế.

Ở trung ương

- Thừa kế và hoàn thiện hơn chế độ tam tỉnh và lục bộ.

• Tam tỉnh: thượng thư tỉnh, trung thư tỉnh, môn hạ tỉnh. Đứng đầu là tể tướng.

• Thượng thư tỉnh: chưởng quản những công việc hành chính lớn lao. Thượng thư tỉnh gồm 6 bộ (lục bộ):

1. Bộ lại: phụ trách việc quan lý quan lại. 2. Bộ hộ: quản lý hộ, hôn, điền sản. 3. Bộ binh: phụ trách quân sự.

4. Bộ lễ: phụ trách lễ nghi, triều tiết. 5. Bộ hình: quản lý việc xét xử.

6. Bộ công: quản lý thủ công nghiệp, buôn bán.

Đứng đầu mỗi bộ là Thượng Thư. Phó là Thị Lang. Dưới mỗi bộ có 4 ty, đứng đầu mỗi ty là Lang Trung.

• Trung thư tỉnh: soạn thảo văn bản, luật lệnh.

• Môn hạ tỉnh: có nhiệm vụ thẩm nghị sách lệnh sáng chế quy định và ban bố.

Tuy đã có sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn nhưng các cơ quan này vẫn thường xuyên hổ trợ phối hợp với nhau, là cơ chế tể tướng tập thể.

- Ngoài ra, nhà Đường còn lập một số cơ quan khác như: • Đại lý tự: cơ quan xét xử tối cao.

• Ngự sử đài: cơ quan kiểm sát tối cao, giám sát quan lại trung ương và địa phương. Trưởng quan ngự sử đài do Hoàng đế trực tiếp lãnh đạo….

Ở địa phương

- Chia cả nước thành 10 đạo (đến thế kỷ thứ 8 tăng lên thành 15 đạo). Đứng đầu mỗi đạo là thứ sử.

- Dưới đạo vẫn là quận (châu), huyện.

- Đứng đầu châu là thích sử, đứng đầu huyện là huyện lệnh.

- Quan lại từ cấp huyện trở lên do triều đình bổ nhiệm.

 Một cải cách có ý nghĩa vô cùng quan trong khác của nhà Đường là cải cách chế độ sĩ tộc và mở rộng khoa cử.

- Chế độ Sĩ tộc không theo dòng dõi huyết thống như trước mà theo phẩm trật cao thấp của quan lại. Phẩm trật còn gọi là phẩm hàm hoặc tước vị. Phẩm hàm gồm có chính bậc (cửu phẩm) theo thứ tự từ cao đến thấp. Mỗi bậc lại có 2 cấp. Như vậy, thực tế có 18 cấp bậc.

- Còn chế độ khoa cử có tổng cộng 8 khoa mục, trrong đó, quan trọng nhất là khoa tiến sĩ.  Quân đội

- Tổ chức theo chế độ phủ binh (trưng binh nông dân dựa theo chế độ quân điền).

Đàn ông phải gia nhập phủ binh từ năm 20 – 60 tuổi. Hàng ngày ở nhà làm ruộng và luyện tâp quân sự. Hàng năm thay nhau lên kinh đô làm quân túc vệ hoặc đồn thú ở biên cương. Khí giới, trang bị, lương thực do binh sĩ tự túc. Khi có chiến tranh, binh sĩ được tập trung lại theo tướng soái ra trận. Khi chiến tranh chấm dứt thì tướng về triều, binh về đạo.

- Từ giữa thế kỷ thứ 8, chế độ phủ binh được thay thế bằng chế độ mộ binh.

Những con em nhà giàu, khỏe mạnh được đưa vào kinh đô làm quân túc vệ. Đối với vùng biên thuỳ thì binh lính được trưng dụng tại chỗ, đồng thời đặt chức Tiết độ sứ, nắm binh quyền đề phòng ngự biên cương và trấn áp nhân dân.

- Thời trung Đường, Tiết độ sứ kiêm luôn cả chức Thứ sử, nắm đại quyền quân chính ở địa phương. Về sau, chính các Tiết độ sứ này là những phần tử phản loạn cát cứ.

- Tổ chức bộ máy nhà Tống về cơ bản giống mô hình của nhà Đường.

- Nhưng rút kinh nghiệm của nhà Đường trong việc giao cho Tiết độ sứ quyền lực quá lớn, tạo cơ hội cho Tiết độ sứ uy hiếp chính quyền trung ương, Nhà Tống thu hồi binh quyền

của các Tiết độ sứ bằng cách bãi bỏ các đạo. Cả nước chia thành nhiều khu vực nhỏ hơn gọi là Lộ, do Tri Lộ đứng đầu. Dưới Lộ vẫn là Châu, Huyện Xã.

- Nhà Tống rất chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ quan lại thông qua con đường khoa cử.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w