CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 44 - 46)

- Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã

4. CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ.

1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thế kỷ 15, Tây Au bước vào giai đoạn phong kiến hậu kỳ. Trong thời kỳ này, sự phát triển của kinh tế làm cho xã hội Tây Au có nhiều thay đổi sâu sắc.

- Về kinh tế

+ Công thương nghiệp đạt được những thành tựu quan trọng. Việc phát minh ra lò cao, máy hơi nước, máy dệt, máy in... làm cho nhiều ngành công nghiệp phát triển. Sự phân công lao động thủ công được đẩy mạnh, nhiều nghề mới ra đời. Lao động thủ công từ hợp tác đơn thuần tiến dần lên công trường thủ công - hình thức đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Trong nông nghiệp, tuy không có sự phát triển vượt bậc như trong công nghiệp, không có sự phân công lao động một cách tỉ mỉ, nhưng nó cũng có nhiều tiến bộ đáng kể, như: khối lượng nông sản phẩm, diện tích gieo trồng tăng lên, phương pháp canh tác tiến bộ. Ngoài cung cấp lương thực, nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Một số địa phương còn có xu hướng chuyên môn hoá việc cung cấp nguyên liệu là nông sản.

+ Trên cơ sở của sức sản xuất, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành. Hàng loạt nông dân mất hết ruộng đất, nhiều thợ thủ công bị phá sản, trở thành đội ngũ của những người làm thuê. Giai cấp tư sản hình thành và ngày càng khẳng định được vị trí của nó trong xã hội phong kiến.

+ Do nhu cầu cần có một thị trường thống nhất, cần có một chính quyền mạnh để bảo hộ kinh doanh, sản xuất và mua bán, giai cấp tư sản đã liên minh và giúp đở nhà Vua để chống lại bọn lãnh chúa phong kiến cát cứ và xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền.

+ Trong khi đó, lãnh chúa phong kiến ngày càng tăng cường bóc lột nông dân làm cho mâu thuẫn giữa lãnh chúa phong kiến với nông dân trở nên gay gắt. Giai cấp tư sản lợi dụng phong trào quần chúng để tấn công vào bọn lãnh chúa phong kiến, làm suy yếu lực lượng của chúng.

+ Trong tình hình đó, chính quyền nhà vua đã phải dựa vào lực lượng của giai cấp tư sản để củng cố sự thống trị của mình. Kết quả là, vào các thế kỷ 15 - 16, chế độ quân chủ chuyên chế đã lần lượt được thiết lập ở các nước Tây Au.

Đặc điểm của nền quân chủ chuyên chế trong thời kỳ này

- Thực chất chế độ quân chủ chuyên chế vẫn là nền chuyên chính của giai cấp thống trị phong kiến, nhưng về hình thức thì có nhiều thay đổi so với nhà nước quân chủ trong thời kỳ trước đó. Điều này do những thay đổi về tương quan giai cấp quyết định.

- Chế độ quân chủ chuyên chế ở các nước Tây Au lúc này được thiết lập trong điều kiện chế độ phong kiến Tây Au đang lâm vào khủng hoảng, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang hình thành. Do đó, nhà nước quân chủ chuyên chế ra đời như một liên minh tạm thời giữa nhà nước phong kiến với giai cấp tư sản. Nhà vua sử dụng giai cấp tư sản để chống lại tập đoàn lãnh chúa phong kiến cát cứ. Ngược lại, giai cấp tư sản được nhà vua bảo hộ, che chở, thống nhất tiền tệ và đo lường, điều này rất quan trọng đối với giai cấp tư sản còn non trẻ.

- Tuy nhiên giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản là 2 giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau. Do vậy, nhà nước quân chủ chuyên chế tồn tại trên sự mâu thuẫn giữa quý tộc phong kiến và tư sản, nhà nước này không phải là biểu hiện của sự hưng thịnh của chế độ phong kiến mà nó biểu hiện cho một nhà nước đang ở vào giai đoạn quá độ trước khi nhà nước tư sản ra đời. Trong giai đoạn này, quan hệ sản xuất phong kiến chưa sụp đổ hẳn, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành nhưng chưa được củng cố vững chắc, do đó, cả 2 thế lực này đề cần đến một chính quyền trung ương đủ mạnh để bảo vệ cho sự tồn tại của mình ở một mức độ nào đó.

- Tuy nhiên, không phải tất cả các nước Tây Au đều thiết lập được nền quân chủ chuyên chế. Ở một số nước như Đức, Italia... do những điều kiện lịch sử của mình mà vào thế kỷ 11-16 vẫn duy trì chế độ chính trị phong kiến phân quyền.

BÀI 6:

PHÁP LUẬT PHONG KIẾN PHƯƠNG TÂY1. Nguồn luật của pháp luật phong kiến Tây Âu 1. Nguồn luật của pháp luật phong kiến Tây Âu

Do tình hình chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu nên nguồn luật rất phức tạp và đa dạng, nó gồm các nguồn sau đây:

- Tập quán pháp : gồm nhiều phong tục tập quán của các bộ tộc người la mã, người Giecmanh, những tập quán pháp chủ yếu được tập hợp trong bộ luật Xa Lích (cuối thế kỷ 5 đầu thế kỷ 6)

- Luật pháp của triều đình phong kiến , bao gồm chiếu chỉ, mệnh lệnh của nhà Vua, các án lệ và quyết định của toà án nhà Vua.

- Luật lệ của giáo hội Thiên chúa, nó vừa điều chỉnh quan hệ tôn giáo, quan hệ hôn nhân, quan hệ thừa kế, quan hệ trái vụ…

- Luật lệ của lãnh chúa, của chính quyền ở các thành phố tự trị. - Những quy định dẫn chiếu từ luật La Mã cổ đại.

Tuỳ theo từng vùng, từng thời kỳ mà vai trò của từng nguồn luật có khác nhau. - Trong thời kỳ đầu, nguồn của pháp luật chủ yếu là các tập quán pháp.

- Đến thế kỷ 6, các nước phong kiến tây âu ban hành luật thành văn như: luật Xalich, luật Vidigot, Buôcgôngđơ, Xăcxông… Nội dung của các bộ luật này chính là sự sao chép lại các tập quán pháp của các “Man tộc” trước đây, do đó luật pháp trong thời kỳ này chưa được xây dựng trên một chuẩn mực pháp lý nào cả.

- Thế kỷ 8, Vương triều Carôlanhgiêng ban hành “Bộ luật điền sản” để điều chỉnh chế độ kinh tế phong kiến, mà đặc biệt là chế độ ruộng đất.

- Vào thế kỷ 11, 12 chế độ phong kiến phát triển cực thịnh, nhiều bộ luật thành văn được ban hành. Đặc biệt, trong thời kỳ này kinh tế hàng hoá phát triển trong khi pháp luật phong kiến vẫn không có chế định điều chỉnh quan hệ này, do đó, người ta viện dẫn luật la mã để giải quyết những vấn đề phát sinh từ quan hệ này.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w