Quá trình hình thành nhà nước

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 82 - 84)

I. THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH

1.Quá trình hình thành nhà nước

a. Những tiền đề của chủ nghĩa tư bản và nhà nước tư bản

- Thế kỷ 15, 16 nền quân chủ chuyên chế ở các nước phong kiến Tây Au lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt: chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội… mà biểu hiện rõ nét nhất là trong lĩnh vực quan hệ sản xuất.

- Những tiến bộ của kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất đã làm thay đổi tốc độ và quy mô sản xuất. Đồng thời làm cho quá trình phân công giữa các ngành nghề diễn ra một cách mạnh mẽ, đặc biệt sự phân công lao động trong nông nghiệp và công nghiệp là điều kiện để nền kinh tế hàng hoá phát triển.

- Quá trình tích lũy tư bản được các nhà tư bản tiến hành bằng mọi thủ đoạn dã man và hèn hạ. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình diễn ra sự tập trung vốn vào một số ít người, là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của người lao động, biến họ thành những lao động làm thuê.

- Công trường thủ công

Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa giai đoạn đầu được biểu hiện dưới hình thức công trường thủ công trong lĩnh vực công nghiệp. Công trường thủ công có 2 loại: công trường thủ công phân tán và công trường thủ công tập trung.

- Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp

Sự phát triển nhanh chóng của công trường thủ công đòi hỏi phải có nguồn nguyên liệu dồi dào. Để đáp ứng yêu cầu này, nền kinh tế tự cung tự cấp trong từng lãnh địa phong kiến bị phá bỏ, và thay vào đó là nền nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa đang dần dần hình thành, đó là:

+ Sự xuất hiện những trang trại của phú nông (một bộ phận nông dân giàu có lên, họ mở rộng quy mô sản xuất và thuê những người nông dân mất hết ruộng đất vào làm trong trang trại của mình để bóc lột sức lao động làm thuê);

+ Phương thức canh tác và bóc lột trong các nông trang địa chủ cũng có sự thay đổi (sử dụng sức lao động làm thuê thay cho những người nông dân lĩnh canh)

+ Những trại ấp, đồn điền của những nhà tư bản xuất hiện (họ là những nông dân hoặc cư dân thành thị giàu có, thuê ruộng đất của các lãnh chúa phong kiến để lập trại ấp, đồn điền và thuê mướn công nhân nông nghiệp làm việc để bóc lột giá trị thặng dư. Hình thức bóc lột này là hình thức bóc lột tô tư bản.

c. Tiến trình cách mạng tư sản và sự thiết lập nhà nước tư sản

- Phong trào phục hưng, cải cách tôn giáo và sự hoàn thiện hệ tư tưởng dân chủ tư sản (thế kỷ 15, 16)

+ Phong trào phục hưng nêu cao khẩu hiệu đòi phục hồi những tư tưởng dân chủ thời kỳ cổ đại Hy Lạp, La Mã vào việc xây dựng một hệ tư tưởng mới mang tính chất dân chủ tư sản. Nội dung cơ bản của hệ tư tưởng phục hưng: đả kích giáo hội và phê phán chế độ phong kiến; xây dựng nhân sinh quan tư sản (không thừa nhận thượng đế là nơi phát nguyên vạn vật, đề cao giá trị con người và khởi xướng tự do cá nhân). Trong thời kỳ này, có các nhà khoa học xuất sắc như; Côpecnich, Brunô, Galilê…

+ Sang thế kỷ 16, phong trào phục hưng chống phong kiến và thiên chúa giáo được thể hiện rầm rộ ở khắp mọi nơi dưới hình thức cải cách tôn giáo. Các nhà cải cách đòi hỏi xóa bỏ trật tự đẳng cấp phức tạp, lễ nghi tốn kém, lối sống xa hoa và chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến của nhà thờ. Họ không thừa nhận quyền lực nhà thờ đứng trên quyền lực nhà nước, tuy nhiên, lại kêu gọi ủng hộ giáo hội vì nó là công cụ tinh thần để ru ngủ nhân dân. Nghĩa là cải cách tôn giáo để nó thích ứng với nhu cầu của giai cấp tư sản.

+ Bên cạnh đó, giai cấp tư sản dần dần xây dựng cho mình một hệ tư tưởng mới, tiến bộ, đó là hệ tư tưởng dân chủ tư sản nhằm xây dựng chính quyền dân chủ, công bằng, bình đẳng, bảo đảm quyền thuộc về nhân dân. (Giôn Lôccơ: Học thuyết về phân chia quyền lực; Vônte: Những bức thư triết học; Môngtetxkiơ: Tinh thần pháp luật; Rut-xô: Khế ước xã hội…).

- Cách mạng tư sản thắng lợi và sự ra đời của nhà nước tư sản

Khi những tiền đề về kinh tế tư sản và tư tưởng dân chủ tư sản nêu trên chín muồi thì giai cấp tư sản sẽ phát động quần chúng nhân dân làm cuộc cách mạng chính trị giành lấy chính quyền từ tay giai cấp phong kiến. Tuy nhiên, khi cách mạng vừa thắng lợi thì giai cấp tư sản hoặc liên kết với giai cấp phong kiến hoặc tự đi ngược lại

tiến trình cách mạng vì lo sợ cách mạng thành công sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của chúng.

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 82 - 84)