Nội dung của pháp luật phong kiến Tây Au

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 46 - 50)

- Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã

2. Nội dung của pháp luật phong kiến Tây Au

Các quy định liên quan đến luật dân sự

Các quan hệ pháp lý về tài sản

- Về quyền sở hữu ruộng đất:

+ Từ thế kỷ 5 đến 6, do người Frăng vừa thoát thai khỏi chế độ công xã thị tộc nên ở buổi ban đầu của chế độ phong kiến, quyền sở hữu ruộng đất ở công xã có 2 hình thức:

• Thuộc quyền sở hữu chung của công xã đối với ruộng đất canh tác. Công xã tiến hành việc phân chia ruộng canh tác cho các thành viên của mình. Đến thời hạn nhất định nông dân phải trả lại cho công xã để phân chia lại.

• Thuộc quyền sở hữu tư nhân đối với nhà cửa, vườn tuợc xung quanh nhà.

Theo bộ luật Xa Lích, ruộng đất được chia cho các thành viên công xã và được cha truyền con nối, tuy nhiên ruộng đất chỉ có thể chuyển cho con trai. Nếu người chết không có con trai thì phải trả ruộng đất lại cho công xã.

+ Đến đời vua Sinpê Rich (561 – 584), Nhà Vua quy định nếu người chết không có con trai, ruộng đất được quyền để lại cho con gái, không phải trả lại cho công xã nữa. Đây là một bước quá độ để chuyển sang chế độ tư hữu về ruộng đất.

+ Thế kỷ 6, 7 quyền sở hữu ruộng đất của công xã bị tan rã, đất đai thuộc quyền sở hữu của người được phân phối (nông dân). Bọn quý tộc

+ Trên danh nghĩa, toàn bộ lãnh thổ của vương quốc là tài sản của Nhà Vua, Nhà Vua phân phong cho các thần thuộc của mình. Dần dần, các thần thuộc biến ruộng đất được phân phong thành ruộng đất tư hữu. Từ thế kỷ 9, 10 trở về sau, ruộng đất này trở thành lãnh địa và thuộc toàn quyền sở hữu của lãnh chúa phong kiến. Trên phần ruộng đất được phân phong, các quan hệ pháp lý về ruộng đất do các lãnh chúa quy định (quy định về hợp đồng mua bán, chuyển nhượng ruộng đất giữa các chủ đất, việc lĩnh canh ruộng đất, các nghĩa vụ của nông nô đối với lãnh chúa, quy định về thủ tục thừa kế ruộng đất… Những quy định này đều thể hiện nguyên tắc “Không đất nào là không có chủ”). Dần dần những quy định này trở thành tập quán pháp.

- Đối với việc sở hữu các tài sản khác

+ Bộ luật Xa Lích thừa nhận chế độ tư hữu về động sản. Vấn đề này được phản ánh qua những điều khoản quy định các hình phạt đối với các tội trộm cắp hoặc gây thiệt hại đến gia súc, hoa màu của người khác.

+ Đến thế kỷ 11, 12, trong các thành phố tự trị kinh tế công thương nghiệp phát triển, các thành phố này bắt đầu viện dẫn pháp luật la mã để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hợp đồng, trái vụ như các loại hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi chác, thuê mướn, ủy thác… do đó, pháp luật của các thành thị trong thời kỳ này rất phát triển.

Luật lệ về hôn nhân gia đình

- Bộ luật Xa Lích nghiêm cấm tục cướp vợ hoặc mua bán vợ. Bộ luật quy định trong thủ tục kết hôn, người chồng phải tặng quà cưới cho vợ (thay cho tiền mua vợ). Sau đó số tài sản này trở thành tài sản chung.

- Theo phong tục, để giữ lại toàn bộ số tài sản của dòng họ, người phụ nữ goá phải kết hôn với anh hoặc em của chồng (chưa có vợ). Tuy nhiên, người phụ nữ này được quyền lấy chồng khác với điều kiện:

+ Phải được gia đình chồng cũ ưng thuận

- Về sau, luật hôn nhân gia đình chịu nhiều ảnh hưởng của thế lực nhà thờ và luật lệ thiên chúa giáo. Luật lệ tôn giáo và luật pháp nhà nhà nước đều ngăn cấm việc ly hôn.

- Địa vị pháp lý của người phụ nữ có được cải thiện hơn so với trong thời chiếm hữu nô lệ. Tuy nhiên, họ vẫn phải phụ thuộc vào người cha, người chồng và con trai; ngoài xã hội phụ nữ có địa vị xã hội thấp kém hơn so với đàn ông cùng đẳng cấp. Do bị ảnh hưởng của thế lực nhà thờ, giáo hội, càng ngày người phụ nữ càng bị mất năng lực pháp lý về tài sản và bị áp dụng cực hình. Tuy nhiên ở một số địa phương của nước Anh, người vợ được quyền quản lý tài sản của mình, ở miền Nam nước Pháp, người vợ được quyền lấy lại của hồi môn và được gia đình chồng cấp phần đất riêng cho người phụ nữ goá chồng. - Ở nông thôn, trai gái làng này bị cấm kết hôn với trai gái của làng khác, do đó thường

dẫn đến tình trạng loạn luân.

- Đối với nông nô, khi kết hôn phải có sự đồng ý của lãnh chúa. Nếu kết hôn với nông nô của lãnh chúa khác thì phải nộp phạt tiền ngoại hôn. Con do hai nông nô này sinh ra phải chia đều cho cả hai lãnh chúa.

Các quy định liên quan đến luật Hình sự

Tục trả nợ máu

- Do bị ảnh hưởng của các phong tục tập quán trong thời kỳ công xã nguyên thủy, trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến, tục trả nợ máu vẫn còn tồn tại khá đậm nét.

- Bộ luật Xa Lích quy định:

+ Nếu tội phạm không đủ tiền nộp phạt và cũng không có người nộp thay thì phải mang mạng sống của mình ra chịu tội.

+ Đối tượng phải trả nợ máu là chính kẻ giết người hoặc con trai của người đó. + Người được trả thù chỉ có thể là cha, con trai, anh em trai của nạn nhân

+ Quy định thời gian chờ trả thù nhằm làm giảm bớt tính hung hãn của gia đình người bị hại và tạo điều kiện cho tội phạm có tiền nộp để chuộc tội (ví dụ ở Anh, thời gian chờ trả thủ là 12 tháng).

Nộp tiền chuộc tội

- Theo bộ luật Xa Lích, bất cứ tội phạm nào cũng được phép dùng tiền để chuộc tội (trừ những tội phạm bị xem là trọng tội: tội phản quốc, tội chống lại giáo hội…)

- Lúc đầu, mức tiền nộp phạt tùy thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. Về sau, bộ luật quy định mức phạt cụ thể (ví dụ: trộm chó: 15 xôlidút, trộm ngựa: 45 xôlidút, xúc phạm người frăng tự do: 30 xôlidút, giết chết người frăng tự do: 200 xôlidút, giết chết phụ nữ mang thai: 600 đến 700 xôlidút). ½ số tiền nộp phạt được chia cho gia đình bị hại, ½ còn lại sung vào công quỹ.

- Luật cho phép họ hàng của tội phạm được nộp tiền thay và tội phạm sẽ trở thành nô lệ cho người đã nộp phạt thay mình. Nhưng đến thế kỷ 6, luật cấm người khác nộp phạt thay, tội phạm phải tự mình bỏ tiền ra để chuộc tội và mức tiền nộp phạt tùy thuộc vào

địa vị của người bị hại. Nếu tội phạm là kẻ giết người mà không chịu nộp phạt hoặc không có tiền nộp phạt thì sẽ bị tử hình.

- Đối với những tội phản quốc, không trung thành với nhà vua hoặc lãnh chúa phong kiến, chống lại nhà thờ và luật lệ tôn giáo, trộm cắp tài sản của nhà nước hay của nhà thờ… đều bị coi là trọng tội. Tất cả những trọng tội đều không được dùng tiền chuộc mà phải chịu án tử hình. Phương thức thực hiện án tử hình rất tàn bạo như: chém đầu, treo cổ, hoả thiêu, làm cho tội phạm chết dần trong đau đớn… Tuy nhiên luật lại không quy định như thế nào là phản quốc, như thế nào là không trung thành với nhà vua… do đó, đối với những loại tội phạm này, quan toà thường xét xử tùy tiện, chủ quan.

Hình phạt

- Tính chất giai cấp trong pháp luật phong kiến thể hiện rõ trong việc quy định hình phạt. Tùy theo thân phận và địa vị của người phạm tội và người bị hại, pháp luật quy định mức hình phạt khác nhau. Ví dụ: giết một người có địa vị cao thì phải nộp phạt gấp 3 đến 4 lần mức bình thường, tiền phạt tội bắt trộm nôlệ bằng mức tiền phạt tội bắt trộm con ngựa hay con bò, nếu người dân tự do và người nô lệ phạm tội như nhua thì người dân tự do chuộc tội bằng tiền, còn người nô lệ thì thì bị thể xác.

Pháp luật về tố tụng và tư pháp

Toà án

- Trong thời kỳ phong kiến, quyền tư pháp thuộc về cả nhà vua, giáo hội và các lãnh chúa phong kiến. Tuỳ từng thời kỳ khác nhau mà quyền tư pháp của các thế lực có vai trò khác nhau.

+ Thế kỷ 6 đến thế kỷ 10, quyền tư pháp của các lãnh chúa lớn mạnh. Nhà vua chỉ có quyền xét xử trên phần đất của vương triều.

+ Thế kỷ 11 đến 14, nhà vua tìm mọi cách hạn chế bớt quyền lực của các lãnh chúa phong kiến, tăng cường quyền lực của mình. Do đó, phạm vi và thẩm quyền xét xử của toà án nhà vua ngày càng được mở rộng.

+ Thế kỷ 15, 16 quyền tư pháp của các lãnh chúa phong kiến bị suy yếu và dần dần bị loại trừ. Quyền xét xử trong cả nước thuộc về toà án của nhà vua.

+ Giáo hội có quyền lập ra những “toà án tôn giáo thiêng liêng” để xét xử những người bị coi là dị giáo, chống lại giáo hội…

- Trong thời kỳ hưng thịnh của chế độ phong kiến, một nguyên tắc hoạt động phổ biến của toà án là người xét xử phải có tài sản ít nhất bằng tài sản của của người bị xét xử.

Tổ chức luật sư

- Tổ chức luật sư đã từng xuất hiện trong thời kỳ La Mã cổ đại, đến thời kỳ phong kiến tổ chức này hoạt động như những ngành nghề trong xã hội và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị – xã hội.

- Ban đầu, viện công tố do nghị viện thành lập và trực thuộc nghị viện. Ủy viên công tố phải là thành viên của Nghị Viện. Về sau, Viện Công tố tách khỏi Nghị Viện thành một cơ quan độc lập.

- Viện Công tố có chức năng theo dõi ngân khố quốc gia và giám sát công việc tố tụng hình sự.

NHẬN XÉT

- Pháp luật là một phương tiện để nhà nước đàn áp, bóc lột quần chúng nhân dân lao động, bảo vệ địa vị, quyền lợi của tập đoàn phong kiến thế tục và tập đoàn phong kiến giáo hội. - Pháp luật phong kiến kém phát triển hơn so với pháp luật thời Hy La cổ đại, vì những

nguyên nhân sau đây:

+ Trong một thời gian dài, tình trạng phân quyền cát cứ và kinh tế tự cung tự cấp đã kìm hãm sự của kinh tế hàng hoá

+ Các lãnh chúa phong kiến phải tập trung và các cuộc chinh phạt lẫn nhau, không có thời gian cho việc xây dựng pháp luật. Trong các lãnh địa, các tập quán pháp và mệnh lệnh của lãnh chúa phong kiến được dùng để điều chỉnh các vấn đề xã hội.

+ Tuyệt đại đa số cư dân bị mù chữ, thậm chí nhiều quý tộc cũng không biết đọc biết viết. Nhà nước và giáo hội thực hiện chính sách ngu dân, bắt buộc dân chúng học thuộc lòng kinh thánh và không thực hiện giáo dục toàn diện.

---o0o---

BÀI

NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG---o0o--- ---o0o---

I. NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w