Khi so sánh Nam Cao và Akutagawa, đầu tiên phải nhắc đến những nét tƣơng đồng và khác biệt về thời đại của hai nhà văn Nét khác biệt cơ bản

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 117 - 118)

nét tƣơng đồng và khác biệt về thời đại của hai nhà văn. Nét khác biệt cơ bản giữa Việt Nam và Nhật Bản là về mặt thể chế. Trong cùng một thời điểm lịch sử, hai nƣớc có hai con đƣờng, hai chế độ chính trị hoàn toàn khác nhau. Suốt những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nếu nhƣ Việt Nam bị xâm lƣợc và trở thành một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến chịu sự thống trị của Pháp thì Nhật Bản lại tiến hành cải cách đất nƣớc theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa và nhanh chóng phát triển thành nƣớc đế quốc chủ nghĩa đi xâm lƣợc và bóc lộc các nƣớc thuộc địa khác. Tuy nhiên, cuộc sống của nhân dân hai nƣớc khác biệt về thể chế lại có nhiều điểm tƣơng đồng. Vì dù với chế độ chính trị nào thì quyền lợi đều rơi vào tay giai cấp thống trị còn mọi cực khổ và thiệt thòi thì nhân dân phải gánh chịu. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc văn minh và lối sống phƣơng Tây trong bối cảnh riêng của hai nƣớc cũng là một nét tƣơng đồng khác trong bối cảnh lịch sử, xã hội lúc này.

Những thay đổi về đời sống xã hội tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi về văn hoá và tình hình văn học. Quá trình Âu hoá và phong trào Khai sáng đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho nền văn hoá hai dân tộc. Đồng nghĩa với điều đó là nền văn học của hai nƣớc đƣợc hiện đại hoá dƣới sự ảnh hƣởng của văn học phƣơng Tây và có sự phân hoá văn học thành nhiều trào lƣu, xu hƣớng trong quá trình phát triển.

Nam Cao và Akutagawa là hai nhà văn lớn trƣởng thành trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động của hai dân tộc. Bởi vậy, cuộc đời và văn nghiệp của họ đã chịu ảnh hƣởng không nhỏ từ phía hoàn cảnh xã hội. Đặc biệt về văn nghiệp, cả Nam Cao và Akutagawa đều có sự nghiệp sáng tác chia hai giai đoạn. Và từ giai đoạn sáng tác thứ nhất sang giai đoạn thứ hai thì cả

hai nhà văn đều có nhiều chuyển biến quan trong về tƣ tƣởng, lập trƣờng cũng nhƣ quan niệm sáng tác.

2. Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao và Akutagawa (qua những nghiên cứu bƣớc đầu) có sự gặp gỡ nhau ở hai phƣơng diện cơ bản là:

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 117 - 118)