Giai đoạn sáng tác thứ ha

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 39 - 43)

2. Những tác động của hoàn cảnh xã hội đối với cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nam Cao và Akutagawa.

2.2.2. Giai đoạn sáng tác thứ ha

Vào đầu những năm 20, khi phong trào cách mạng, trong đó có phong trào của giới trí thức tiến bộ Nhật Bản phát triển, Akutagawa đặc biệt quan tâm theo dõi. Các hiện tƣợng của cao trào cách mạng là những sự kiện quan trọng tác động đến đời sống tinh thần của nhà văn. Năm 1921, ông đi Trung Quốc với tƣ cách là phóng viên tờ báo Ôxaca Mainiti. Tại đó, ông tận mắt chứng kiến cuộc đấu tranh chính trị nảy lửa ở Trung Quốc. Sau chuyến đi này, Akutagawa đã tỉnh táo hơn để đánh giá những sự kiện chính trị, xã hội diễn ra tại Nhật Bản. Sau chuyến đi năm 1921, lập trƣờng, tƣ tƣởng và quan niệm văn chƣơng của Akutagawa đã có nhiều thay đổi. Từ năm 1921 đến 1927, những tác phẩm của ông đã hƣớng tới những đề tài có tính chất hiện đại và rộng lớn hơn, chuyển từ việc phê phán sự không hoàn thiện của cá nhân tới sự không hoàn thiện của hệ thống xã hội nói chung. Đất nước của các thuỷ dân là một trong những tác phẩm cuối cùng đồng thời là tác phẩm thành công nhất của Akutagawa đã làm nổi bật tƣ tƣởng này.

Tất cả những sáng tác của Akutagawa đều thể hiện một phong cách riêng biệt hoà trộn giữa hiện thực và huyền ảo với bút pháp hoa mỹ mà súc tích. Chúng cho thấy khả năng trực giác nhạy bén và phạm vi quan tâm rộng lớn của Akutagawa. Phần lớn các sáng tác này đều mang văn phong mỉa mai và

gợi tả sâu sắc theo khuynh hƣớng tân hiện thực, phản ánh tinh thần chống chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa quốc gia và tự do chủ nghĩa của tác giả.

Trở lại với nhà văn Nam Cao. Năm 1945 ở Việt Nam là thời điểm lịch sử quan trọng đánh dấu sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập sau 87 năm chịu sự thống trị và đô hộ của thực dân Pháp. Nam Cao là một nhà văn chiến sĩ. Vì thếT, sự kiện này đã ảnh hƣởng rất lớn đến tƣ tƣởng cũng nhƣ lập trƣờng sáng tác của nhà văn. Từ năm 1943, Nam Cao đã tham gia vào phong trào Văn hoá cứu quốc cùng với một số nhà văn khác nên sau Cách mạng tháng Tám, ông lao mình vào mọi công tác cánh mạng và kháng chiến. Năm 1948, Nam Cao viết trên báo

Cứu quốc: “Cuộc kháng chiến đã biến đổi hẳn cuộc sống của chúng ta, cuộc sống ở quanh ta, biến đổi từ y phục, ngôn ngữ, cử chỉ của từng ngƣời, biến đổi cả đến sự sinh hoạt tình cảm và tƣ tƣởng” (Vài ý nghĩ về văn nghệ). Trong nhiều bài bút kí (Chuyện biên giới, Vài nét ghi qua vùng giải phóng, Trên những con đường Việt Bắc,...), nhật ký (ở rừng), truyện ngắn (Đôi mắt), chúng ta đã thấy rõ những đổi mới lớn lao trong con ngƣời Nam Cao, khác với tâm trạng u tối, nặng nề của nhà văn trƣớc Cách mạng. Chúng ta có thể bắt gặp trên từng trang giấy tâm trạng vui tƣơi, phấn khởi của một con ngƣời lạc quan và tin tƣởng. Nếu nhƣ trƣớc Cách mạng, Nam Cao dùng ngòi bút của mình để tố cáo những mặt đen tối của xã hội thực dân nửa phong kiến thì sau Cách mạng, trải qua thực tế đấu tranh, Nam Cao đã đi đến một quan niệm thực sự đúng đắn về nghệ thuật. Ông chỉ ra mối liên hệ khăng khít giữa nghệ thuật với quần chúng. Những tƣ tƣởng Nam Cao trình bày trong các sáng tác thời kỳ này đƣợc đánh giá là “kim chỉ nam” về lập trƣờng tƣ tƣởng cho các nhà văn đƣơng thời. Trên cơ sở những chuyển biến về thế giới quan và quan điểm nghệ thuật, con đƣờng sáng tác của Nam Cao đã chuyển sang một bƣớc phát triển mới. Từ một nhà văn hiện thực phê phán dần dần Nam Cao đã

chuyển sang một nhà cách mạng. Ông tự nguyện làm ngƣời cán bộ tuyên truyền vô danh của cách mạng, có ý thức rèn luyện lập trƣờng, tƣ tƣởng tình cảm, khắc phục những sai lầm, hạn chế của thế giới quan cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao vẫn tiếp tục viết về đề tài tiểu tƣ sản và tri thức. Đôi mắt là tác phẩm có giá trị trong giai đoạn sáng tác này. Thái độ của nhà văn trong Đôi mắt là thái độ phê phán kịch liệt những phần tử trí thức không chịu chuyển mình theo thời đại. Với Đôi mắt, Nam Cao đã đứng trên quan điểm của một ngƣời cách mạng để nhìn nhận và phê phán cái cũ trong con ngƣời trí thức. Bên cạnh Đôi mắt, nhật kí ở rừng cũng là một tác phẩm có giá trị trong giai đoạn sáng tác sau Cách mạng của Nam Cao. Tác phẩm đề cao hình ảnh một ngƣời thanh niên tiểu tƣ sản sôi nổi nhiệt tình cách mạng. Ngƣời thanh niên ấy đã không ngừng phấn đấu và rèn luyện với một tinh thần lạc quan, tin tƣởng để vƣơn lên theo kịp thời đại.

* Tiểu kết

Nhìn chung, thời đại sống của hai nhà văn Nam Cao (Việt Nam) và Akutagawa (Nhật Bản) là thời đại mà thế giới nói chung, Châu Á nói riêng diễn ra nhiều sự kiện trọng đại. Đó là sự xâm lƣợc và tranh giành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất tàn khốc và sau đó là sự lớn mạnh và bành trƣớng của chủ nghĩa phát xít. Bởi thế, dù hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản đi theo hai con đƣờng, hai số phận khác nhau nhƣng bối cảnh lịch sử xã hội cũng nhƣ bối cảnh văn hoá và văn học của hai quốc gia vẫn có những điểm tƣơng đồng. Về xã hội là sự tƣơng đồng về cuộc sống của nhân dân hai dân tộc, sự thâm nhập của văn minh và lối sống phƣơng Tây. Về văn hóa là sự hình thành và phát triển của quá trình Âu hoá và phong trào Khai sáng. Từ đó dẫn đến hai nền văn học đƣợc hiện đại hoá. Những điểm tƣơng đồng ấy là cơ sở để tìm hiểu và so sánh sự nghiệp sáng tác của Nam Cao và Akutagawa. Mặc dù, hai nhà văn sinh ra và trƣởng thành ở

hai quốc gia khác biệt và mỗi ngƣời cũng có một số phận riêng nhƣng trong cuộc đời và sự nghiệp văn học của họ, ta vẫn thấy có điểm tƣơng đồng thú vị. Trong những chƣơng tiếp theo, chúng ta sẽ làm rõ sự giống và khác nhau của hai nhà văn qua việc so sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ng?n c?a h?.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)