Điểm nhìn bên ngoài (hay còn gọi là điểm nhìn trần thuật theo ngôi thứ ba – tác giả) là điểm nhìn phổ biến trong văn học truyền thống Vớ

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 88 - 90)

1. Điểm nhìn trần thuật

1.2.1.Điểm nhìn bên ngoài (hay còn gọi là điểm nhìn trần thuật theo ngôi thứ ba – tác giả) là điểm nhìn phổ biến trong văn học truyền thống Vớ

ngôi thứ ba – tác giả) là điểm nhìn phổ biến trong văn học truyền thống. Với điểm nhìn này, ngƣời kể chuyện thƣờng giấu mặt và bao quát hết thảy câu chuyện rồi kể lại theo ý riêng của mình.

Mặc dù truyện ngắn của Akutagawa đƣợc sử dụng chủ yếu bởi các điểm nhìn di chuyển nhƣng cũng có truyện ông sử dụng điểm nhìn bên ngoài. Nhìn lại bảng thống kê, chúng ta có thể “giật mình” trƣớc việc lựa chọn điểm nhìn của Akutagawa. Trong tất cả 16 truyện ngắn chỉ có duy nhất một truyện Sợi tơ nhện đƣợc nhà văn trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài và không có điểm nhìn bên trong vì đa số các truyện của Akutagawa đều có sự di chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn. Sợi tơ nhện là một truyện ngắn đƣợc Akutagawa mƣợn lại từ mẩu chuyện ngụ ngôn do Grusenca kể lại cho Aliosa trong tiểu thuyết Anh em Karamarôp của Đôtxtôiepxki. Trong câu chuyện này, ngƣời đọc có thể nhận ra ngay một ngƣời kể chuyện lạnh lùng đang bình thản kể lại câu chuyện của mình. Tên cƣớp Kanđaka gây nhiều tội ác nên bị đầy xuống âm phủ chịu cực hình. Nhƣng Đức Phật đã nhớ đến một việc thiện nhỏ nhoi của hắn nên muốn cứu thoát hắn khỏi địa ngục bằng cách thả một sợi tơ nhện cho hắn bám vào và trèo lên dƣơng thế. Nhƣng ngay lập tức hắn đã trở thành

kẻ vị kỉ và tàn nhẫn khi hắn không cho bất cứ một phạm nhân nào leo lên cùng sợi tơ nhện với mình. ở đây, ngƣời kể chuyện đã ẩn hẳn đi đằng sau câu chuyện, không lên tiếng và cũng không tỏ thái độ. Nhiều ngƣời khi đọc còn quên mất có một ngƣời đang kể lại câu chuyện. Chỉ đến khi câu chuyện kết thúc với hình phạt xứng đáng dành cho Kanđaka thì lúc đó, ngƣời kể chuyện mới thấy cần phải lên tiếng để đƣa ra quan điểm của mình. Ngƣời kể chuyện đã dùng điểm nhìn của mình để đánh giá sự vị kỉ của nhân vật: “Trái tim của Kanđaka không có lòng trắc ẩn, hắn chỉ nghĩ sao một mình hắn thoát khỏi âm phủ, và vì điều đó mà hắn bị trừng phạt đích đáng: lại một lần nữa bị nhấn chìm xuống đáy địa ngục” [1,35]. Đây là điểm sáng tạo của Akutagawa khi sử dụng điểm nhìn bên ngoài. Akutagawa đã để cho ngƣời kể chuyện của mình đƣợc lên tiếng, đƣợc đánh giá, vì thế ngƣời đọc có thể yên tâm về câu chuyện đƣợc kể.

Cũng chủ tâm xây dựng một ngƣời kể chuyện nhƣ Akutagawa, Nam Cao trong các truyện ngắn: Nghèo, Cái chết của con mực, Mua danh, Đôi móng giò... đã tạo ra cho mình một điểm nhìn bên ngoài độc đáo. Ngƣời kể chuyện của Nam Cao đôi khi tỏ ra khách quan, lạnh lùng đối với sự thật đƣợc kể – một sự thật trần trụi, xót xa. Nhƣng thực ra, ngƣời kể chuyện ấy lại hết sức cảm thông cho số phận của các nhân vật và sẵn sàng bày tỏ thái độ của mình khi cần thiết. Chẳng hạn khi kể lại cái chết của anh Đĩ Chuột trong truyện

Nghèo, ngƣời kể chuyện hoàn toàn khách quan miêu tả cụ thể từng hành động của anh ta từ việc buộc dây thừng cho đến việc cho dây vào cổ. Thế nhƣng trong những lời kể khách quan lạnh lùng, ta vẫn thấy thấp thoáng một tiếng nói cảm thƣơng dành cho nhân vật: “Anh Đĩ Chuột rít hai hàm răng lại. Hai chân giận dữ đạp phắt cái ghế đổ văng xuống đất. Cái tròng rút mạnh lại. Cái bộ xƣơng bọc da giãy giụa nhƣ một con gà bị bẫy, sau cùng, nó chỉ còn giật từng cái chậm dƣới sợi thừng lung lay” [18,10]. Cũng nhƣ vậy, trong truyện

ngắn Cái chết của con mực hay Mua danh, Nam Cao luôn giữ một điểm nhìn khách quan từ đầu đến cuối cho ngƣời kể chuyện. Ngƣời kể chuyện ấy vẫn kể hồn nhiên, chân thực nhƣng lại không tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm trƣớc hiện thực đƣợc kể mà trong mỗi lời kể đều để lại một chút gì đó nhƣ cảm thông và chia sẻ.

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 88 - 90)