Nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật. ở mỗi phƣơng diện này, sáng tác của hai nhà văn đều có những nét khác biệt và tƣơng đồng khá rõ nét.
Trƣớc tiên, phải khẳng định rằng: do sự chi phối của thời đại mà dặc biệt là văn hoá và văn học nên nhân vật của Akutagawa đƣợc xây dựng với tâm lý phức tạp mang tính khái quát, trừu tƣợng hơn nhân vật của Nam Cao. Nếu nhƣ nhân vật của Akutagawa là những con ngƣời hiện đại đƣợc phác hoạ ở nhiều thời điểm khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau thì nhân vật của Nam Cao lại là những con ngƣời hết sức đời thƣờng hiện hữu xung quanh cuộc sống của nhà văn.
Tuy vậy, những nhân vật trong sáng tác của hai nhà văn đều đƣợc khai thác sâu ở thế giới nội tâm và dòng tƣ duy bên trong. Đó là những nhân vật tự ý thức.
Nhân vật tự ý thức của Nam Cao và Akutagawa đƣợc chia thành hai loại: Nhân vật tự ý thức thuộc tầng lớp dƣới đáy và nhân vật tự ý thức thuộc tầng lớp trí thức. ở điểm này, nét khác biệt là nhân vật tự ý thức thuộc tầng lớp trí thức của Akutagawa phong phú hơn so với Nam Cao. Ngƣợc lại nhân vật thuộc tầng lớp dƣới đáy của Nam Cao phong phú hơn Akutagawa. Với mỗi loại nhân vật trên, cả hai nhà văn của Việt Nam và Nhật Bản đều làm rõ đời sống nội tâm và quá trình tự ý thức phong phú, phức tạp của nhân vật. Khi miêu tả các nhân vật này, hai nhà văn đều giữ một khoảng cách cần thiết với nhân vật. Nhà văn không áp đặt nhân vật theo ý riêng của mình mà để cho nhân vật tự nhận thức và hành động để quyết định số phận của nó. Lựa chọn
kiểu nhân vật tự ý thức, mạch tự sự trong các truyện ngắn của Nam Cao và Akutagawa đã trở nên biến hoá “khôn lƣờng”.
Phƣơng thức nghệ thuật tiêu biểu mà cả Nam Cao và Akutagawa cùng sử dụng để khắc hoạ nhân vật tự ý thức trong các tác phẩm là ngôn ngữ nhân vật gồm: Ngôn ngữ bên ngoài (ngôn ngữ đối thoại trực tiếp) và ngôn ngữ bên trong (độc thoại và đối thoại nội tâm). Đặc biệt với hình thức độc thoại và đối thoại nội tâm, Nam Cao và Akutagawa đã tạo ra một “hành trình” thuận lợi để khám phá thế giới bên trong đầy phức tạp và bí ẩn của con ngƣời (nhân vật). Nhà văn không nhìn nhận con ngƣời nhƣ một “khách thể câm lặng” mà coi con ngƣời nhƣ một “tiểu vũ trụ” không biết hết, không biết trƣớc đƣợc và cần phải đƣợc khám phá và tìm hiểu. Những con ngƣời ấy luôn đƣợc giao lƣu với hoàn cảnh để bộc lộ nội tâm, sự tự ý thức một cách tự do. Khắc hoạ thành công nhân vật tự ý thức, ngòi bút Nam Cao và Akutagawa đã vƣơn tới đỉnh cao trong nghệ thuật tự sự so với các nhà văn cùng thời. Tuy nhiên, mức độ khái quát và trừu tƣợng của ngôn ngữ nhân vật ở tác phẩm của Akutagawa cao hơn của Nam Cao.