Khái niệm giọng điệu

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 101 - 103)

2. Giọng điệu trần thuật

2.1. Khái niệm giọng điệu

Trong nghệ thuật tự tự nói chung và nghệ thuật trần thuật nói riêng, giọng điệu là một yếu tố quan trọng bên cạnh điểm nhìn. Mỗi một tác phẩm, tác giả đều có những giọng điệu đặc trƣng, nếu thiếu giọng điệu ấy thì tác giả cũng nhƣ tác phẩm sẽ trở nên mờ nhạt và thiếu bản sắc.

Trong đời sống, giọng điệu là giọng nói, lối nói... biểu thị thái độ của ngƣời nói. Giọng điệu trong văn học là hiện tƣợng “siêu ngôn ngữ học” đƣợc thể hiện ở tiếng nói và điểm nhìn của chủ thể tác giả đối với cái đƣợc miêu tả.

Có rất nhiều định nghĩa về giọng điệu, Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trƣờng, tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ,

thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...” [59,134]. Bên cạnh đó, giọng điệu còn “có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật” [59,134].

Nguyễn Thái Hoà trong Những vấn đề thi pháp của truyện đã khẳng định: “Giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hƣớng, đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thể” [74,154].

Trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, N. Pospelov còn coi giọng điệu là “các kiểu cách dùng để kể câu chuyện” của nhà văn [131,89].

Giọng điệu là một hiện tƣợng nghệ thuật. Nó thống nhất với toàn bộ chỉnh thể trong tƣ cách là một yếu tố của các sinh thể nghệ thuật toàn vẹn. Giọng điệu vừa mang nội dung vừa khái quát nghệ thuật và phối hợp với đối tƣợng mà nó thể hiện. Bởi vậy để xác định giọng điệu của một nhà văn, chúng ta căn cứ vào đối tƣợng thể hiện, vào sự lặp lại của các yếu tố hình thức. Khi bàn về vấn đề giọng điệu trong văn chƣơng, Khrapchenko nhận định: “Đề tài, tƣ tƣởng, hình tƣợng chỉ đƣợc thể hiện trong môi trƣờng và giọng điệu nhất định... Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trƣớc hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trƣng của tác phẩm văn học với tƣ cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh” [88.167,168].

Nhìn chung, giọng điệu giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo của nhà văn. Cũng giống nhƣ điểm nhìn, giọng điệu là một trong những nhân tố khiến nhà văn phải cân nhắc nhiều nhất trƣớc khi viết ra tác phẩm. Giọng điệu tạo nên bản sắc riêng, độc đáo cho nhà văn. Nhà văn Sekhov cũng có lần nói: “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì ngƣời đó không

bao giờ là nhà văn cả”. Các nhà văn Việt Nam và Nhật Bản hiện đại đều là những nhà văn có ý thức tạo cho mình những giọng điệu riêng. Nam Cao và Akutagawa không nằm ngoài số nhà văn ấy. Trong các sáng tác truyện ngắn, Nam Cao và Akutagawa đã tạo cho mình một hệ thống giọng điệu riêng biệt. Các giọng điệu tạo nên một bản hợp xƣớng âm thanh đa sắc cho tác phẩm của các nhà văn. Thông thƣờng giọng điệu bị chi phối bởi điểm nhìn nên dù đa giọng nhƣng truyện ngắn của Nam Cao và Akutagawa vẫn có giọng chính, giọng chủ âm. Qua khảo sát và so sánh, chúng tôi nhận thấy, tác phẩm của hai nhà văn trên có sự gặp gỡ ở hai giọng điệu chủ âm là: giọng tự sự lạnh lùng và giọng mỉa mai, châm biếm, hài hƣớc. Trong đó, giọng tự sự lạnh lùng là giọng điệu chủ đạo của truyện ngắn Nam Cao còn ở tác phẩm của Akutagawa là giọng mỉa mai, châm biếm, hài hƣớc.

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)