Nhân vật tự ý thức thuộc tầng lớp dưới đáy

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 50 - 54)

2. Kiểu nhân vật tự ý thức của Nam Cao và Akutagawa

2.1. Nhân vật tự ý thức thuộc tầng lớp dưới đáy

Quá trình tự ý thức ở các nhân vật Nam Cao và Akutagawa đƣợc thể hiện song song với quá trình tha hoá. Tha hoá là quá trình con ngƣời bị mất đi bản chất vốn có của mình làm cho nó trở nên xa lạ với chính nó và những ngƣời xung quanh. Quá trình tha hoá diễn ra do những tác động nhiều chiều từ hoàn cảnh xã hội.

Trong truyện ngắn của Nam Cao, hoàn cảnh xã hội đƣợc nói đến là xã hội thực dân phong kiến. Xã hội ấy với chính sách bóc lột hà khắc của chế độ thực dân và sự thống trị tàn bạo của bọn phong kiến tay sai đã bóp nghẹt mọi đƣờng sống, bóp méo nhân cách, nhân phẩm của con ngƣời làm cho nó biến dạng không còn là ngƣời nữa. Thế nhƣng, nhân vật của Nam Cao không chỉ tha hoá nhƣ các nhân vật của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan... mà cao hơn nó còn có ý thức về sự tha hoá, chống lại sự tha hoá. Đọc truyện ngắn của Nam Cao không ai có thể quên hình ảnh một anh Chí Phèo hiền lành trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Là một ngƣời nông dân đích thực, Chí Phèo

cũng giống nhƣ bao ngƣời nông dân khác mong muốn có một mái ấm gia đình, vợ chồng yêu thƣơng nhau. Vậy mà cái xã hội ô trọc, thối nát với những kẻ gian hùng nhƣ Bá Kiến đã tƣớc mất của Chí Phèo niềm hạnh phúc nhỏ nhoi và đẩy hắn vào cảnh tù tội. Và nhà tù thực dân – phong kiến giống nhƣ một “cỗ máy” sản xuất hàng loạt đã biến những Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ từ những ngƣời nông dân hiền lành trở thành kẻ sát nhân mất nhân tính, sát hại chính đồng loại của mình. Nhƣng không ai ngờ tình yêu với Thị Nở đã đánh thức phần ngƣời lƣơng thiện của Chí Phèo. Câu nói của Chí Phèo đã gieo vào lòng ngƣời đọc bao nhiêu băn khoăn, trăn trở: “Ai cho tao lƣơng thiện. Làm thế nào cho mất đƣợc những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là ngƣời lƣơng thiện đƣợc nữa” [18,50]. Bản thân Chí Phèo cũng ý thức sâu sắc về hoàn cảnh và thực tại của hắn trong một xã hội đầy rẫy bất công. Hành động Chí Phèo rút dao đâm chết Bá Kiến và đâm chính mình là một minh chứng cho sự tự ý thức của nhân vật về quyền sống, quyền đƣợc làm ngƣời. Nhân vật Chí Phèo là điển hình cho kiểu ngƣời nông dân bị tha hoá nhƣng đã tự ý thức để chống lại sự tha hoá. ở nhân vật này, Nam Cao đã để cho nhân vật tự lựa chọn con đƣờng giải thoát cho chính mình. Đó là cách thức tự sự rất mới của Nam Cao trong kiệt tác Chí Phèo.

Bên cạnh Chí Phèo, Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một điển hình cho hình ảnh ngƣời nông dân nghèo, đáng thƣơng nhƣng luôn có ý thức giữ lấy bản chất trong sáng của con ngƣời. Lão Hạc thà chết đói chứ nhất định không bán mảnh vƣờn của thằng con trai, không chịu nhận sự thƣơng hại của ngƣời khác. Lúc khó khăn nhất, Lão mới đành tâm bán đi một con chó nhƣng rồi lại ân hận, đau đớn, xót xa nhƣ để mất một ngƣời thân. ở Lão Hạc, sự tự ý thức để giữ cho tâm hồn không bị vẩn đục trƣớc nghèo khổ là một phần quan trọng trong nhân cách của lão. Còn trong Ở hiền, Nhu là cô gái hiền lành, “hiền nhƣ một ngụm nƣớc mƣa”. Nhu không bao giờ hại ai hoặc giả dối ai, cô

làm việc chỉ vì thƣơng mẹ, quí anh em. Nhƣng chính sự hiền lành của Nhu lại đảy cô đến một cuộc đời bất hạnh. Nhu hi sinh bản thân cho mọi ngƣời, Nhu làm lụng vất vả gây dựng cơ nghiệp cho chồng bằng tiền của mẹ mình nhƣng hắn lại phụ bạc Nhu, lấy vợ bé, cƣớp tài sản của Nhu và cuối cùng biến Nhu trở thành một con vú nuôi trong nhà. Cũng nhƣ vậy, Dì Hảo là một con ngƣời hiền lành, biết yêu thƣơng mọi ngƣời. Ƣớc mơ của Dì Hảo chỉ đơn giản là có đƣợc một tấm chồng và dì đã có đƣợc. Dì làm việc chăm chỉ để nuôi chồng và chờ đợi đứa con ra đời. Nhƣng số phận nghiệt ngã đã cƣớp mất đứa con của dì, dì ốm liệt giƣờng, ngƣời chồng phụ bạc. Dì Hảo chỉ còn biết khóc, “khóc nức nở, khóc nhƣ ngƣời thổ ra nƣớc mắt”. Dì Hảo cũng nhƣ Lão Hạc và Nhu là những ngƣời thuộc tầng lớp dƣới đáy bị bần cùng hoá trong xã hội. Họ có tâm hồn trong sáng và cao thƣợng nhƣng họ lại có một cuộc đời đau đớn, bất hạnh. Nhu khổ nhƣng cô không phải không biết nguyên nhân sự khổ của mình. Nhu ý thức đƣợc rằng: “Những kẻ hay nhịn, hay nhƣờng thì thƣờng thƣờng lại chẳng đƣợc ai nhịn, nhƣờng mình, còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những ngƣời rất tham lam, chẳng biết nhịn nhƣờng ai, nhiều khi lại xảo trá, lừa lọc và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn...” [18,212]. Nhu, Lão Hạc hay Dì Hảo hoàn toàn có thể cũng tham lam, xảo trá, lừa lọc và tàn nhẫn để thay đổi số phận nhƣng họ không làm nhƣ vậy. Trong thâm tâm họ, cuộc sống dù khó khăn thậm chí cay đắng nhƣng vẫn cần phải giữ lấy những điều tốt đẹp. Có thể nói, các nhân vật ngƣời nông dân của Nam Cao là những ngƣời luôn có nguy cơ bị hoàn cảnh làm cho bần cùng hoá dẫn đến tha hoá, biến chất nhƣng rất nhiều ngƣời trong số họ vẫn tự ý thức để chống lại sự tha hoá, bảo vệ phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời. Với các nhân vật này, Nam Cao luôn giữ một giọng kể tính táo đến lạnh lùng nhƣng chính giọng kể ấy đã gây cho ngƣời đọc nhiều nỗi thƣơng cảm và xót xa cho số phận bi thảm của những ngƣời nghèo khổ, bần cùng bị đẩy xuống đáy xã hội. Ngƣời đọc có thể rơi

nƣớc mắt thƣơng cảm cho những con ngƣời ấy nhƣng cũng có thể mỉm cƣời vì Nam Cao còn phát hiện ra trong con ngƣời đau khổ, u tối của họ vẫn còn một tâm hồn trong sáng, lƣơng thiện, luôn có ý thức bảo vệ “bản chất nhân đạo” của con ngƣời.

Cũng nhấn mạnh đến vấn đề tự ý thức và sự tha hoá của con ngƣời nhƣng nhân vật của Akutagawa so với nhân vật của Nam Cao có nhiều khác biệt. Các nhân vật của Akutagawa là những con ngƣời hiện đại nhƣng lại đƣợc phác hoạ ở nhiều thời điểm khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau. Sở dĩ nhƣ vậy vì đa số các truyện ngắn của Akutagawa đều đƣợc xây dựng dựa trên các câu chuyện lịch sử hoặc những câu chuyện giả tƣởng mang màu sắc hoang đƣờng, kỳ ảo. Trong khi đó, các truyện ngắn của Nam Cao lại đi vào những chuyện vặt vãnh đời thƣờng, những chuyện tƣởng chừng nhƣ không muốn viết với những con ngƣời cũng hết sức đời thƣờng hiện hữu xung quanh cuộc sống của nhà văn, thậm chí là chính nhà văn.

Nếu nhƣ Chí Phèo là truyện ngắn mở đầu và là đỉnh cao của đời văn Nam Cao thì truyện ngắn Cổng thành Raxiômôn cũng là cái mốc đầu tiên đánh dấu sự nghiệp văn học của Akutagawa. Cả hai truyện ngắn đều thành công khi khắc hoạ hình ảnh những con ngƣời dƣới đáy bị tha hoá do tác động của hoàn cảnh xã hội. Cổng thành Raxiômôn lấy cốt truyện từ một câu chuyện cổ. Câu chuyện kể về một tên đầy tớ mới bị chủ sa thải trong cái đêm trú mƣa ở cổng thành Raxiômôn và gặp một mụ già nhổ trộm tóc của ngƣời chết. Hắn bắt ngay mụ già vì cho rằng mụ đang làm một điều ác không thể tha thứ đƣợc, nhƣng rồi ngay sau đó, hắn lại tƣớc đoạt bộ Kimônô duy nhất trên thân thể già yếu của mụ với lý do nếu không làm thế thì hắn sẽ chết đói. Bằng cách kể chuyện lạnh lùng nhƣng châm biếm, hài hƣơc, Akutagawa đã cho thấy một thực tế đau đớn là cái đói và cuộc sống không lối thoát đã biến con ngƣời thành những kẻ cƣớp, kẻ trộm. ở đây, Akutagawa và Nam Cao gặp nhau ở

một điểm là cả hai nhà văn đều dùng cái đói để làm phƣơng tiện biểu đạt cho sự tha hoá của con ngƣời. Nhân vật ngƣời cha trong Trẻ con không được ăn thịt chó vì miếng ăn mà nhẫn tâm hành hạ vợ con; hay ngƣời bà trong Một bữa no vì đói quá mà phải “ăn chực” nhà bà Phó Thụ để rồi chết nhục nhã vì “một bữa no”… Còn tên đầy tớ trong Cổng thành Raxiômôn cũng nhƣ mụ già nhổ trộm tóc ngƣời chết cũng vì cái đói mà “vạn bất đắc dĩ” phải làm kẻ cƣớp, kẻ trộm. Bản thân mỗi nhân vật đều ý thức và có cách cắt nghĩa riêng về việc làm của mình. Mụ già nhổ trộm tóc thì cho rằng mụ nhổ trộm của ngƣời chết vì trong xã hội cũng có rất nhiều ngƣời làm công việc nhƣ mụ, thậm chí còn tàn nhẫn hơn mụ. Hơn nữa, những ngƣời chết mà mụ đã nhổ tóc đều là những kẻ đã từng làm một hoặc một số điều ác vì vậy họ “xứng đáng” bị nhổ trộm tóc. Còn tên đầy tớ, trƣớc khi gặp mụ già cũng đã “đắn đo xem nên chịu chết đói hay là làm kẻ trộm” thì đến lúc này khi nghe “triết lý” của mụ, hắn không cần phải phân vân nữa, hắn hiểu rằng lấy bộ kimônô trên ngƣời mụ vì mụ cũng “xứng đáng” bị nhƣ thế và nếu không thì hắn chết đói. Tội ác có “biện chứng” của tên đầy tớ và mụ già là bản tố cáo xã hội Nhật Bản đƣơng thời, xã hội ấy đã “đào thải” con ngƣời, biến họ từ những ngƣời lao động chân chính thành những tên cƣớp, kẻ trộm bất nhân. Nhƣng họ không phải không biết điều đó mà ngƣợc lại họ tự ý thức rất rõ về sự tha hoá của mình, chỉ có điều họ không tự ý thức chống lại nó mà tự ý thức để chấp nhận nó. Đó là điểm khác biệt nổi bật giữa nhân vật thuộc tầng lớp dƣới đáy của Nam Cao và Akutagawa.

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)