Giai đoạn sáng tác thứ nhất

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 37 - 39)

2. Những tác động của hoàn cảnh xã hội đối với cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nam Cao và Akutagawa.

2.2.1.Giai đoạn sáng tác thứ nhất

Ở giai đoạn thứ nhất, Nam Cao có sáng tác đăng báo từ năm 1936, nhƣng sự nghiệp văn học của ông chỉ thực sự bắt đầu từ truyện ngắn Chí Phèo

(1941). Sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính: cuộc sống ngƣời trí thức tiểu tƣ sản nghèo và cuộc sống ngƣời nông dân ở quê hƣơng.

Ở đề tài ngƣời trí thức tiểu tƣ sản, Nam Cao có các truyện ngắn: Những chuyện không muốn viết, Giăng sáng, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt, Đời thừa và tiểu thuyết Sống mòn (1944). Trong những sáng tác này, Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của những nhà văn nghèo, những giáo khổ trƣờng tƣ, học sinh thất nghiệp. Nhà văn đặc biệt đi sâu vào những bi kịch tâm hồn của họ, qua đó, đặt ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn, vƣợt khỏi phạm vi của đề tài. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của ngƣời trí thức, có ý nghĩa sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần, nhƣng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội đầy rẫy bất công, vô lý làm cho bị chết mòn về tinh thần. Những tác phẩm đó đã phê phán xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống và tàn phá con ngƣời. Đồng thời, chúng thể hiện sự vật lộn bên trong của ngƣời trí thức tiểu tƣ sản trong thực tế cố vƣơn tới một cuộc sống có ý nghĩa.

Ở đề tài nông dân, nhà văn quan tâm trƣớc hết đến những kẻ cố cùng, bị ức hiếp nhiều nhất, những thân phận hẩm hiu, thiệt thòi nhất. Những con ngƣời ấy càng hiền lành nhịn nhục thì càng bị chà đạp phũ phàng, và ông càng đặc biệt quan tâm đến những trƣờng hợp ngƣời nông dân bị lăng nhục một cách độc ác, bất công mà chẳng qua vì họ nghèo đói, khốn cùng. Bởi vậy, Nam Cao luôn bênh vực quyền sống và nhân phẩm những con ngƣời bất hạnh, bị xã hội đẩy vào tình cảnh nhục nhã đó (Chí Phèo, Một bữa no, Tư cách mõ, Lang rận…). Viết về những ngƣời nông dân bị lƣu manh hoá, nhà

văn đã kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và linh hồn ngƣời nông dân lao động. Đồng thời, ông còn phát hiện và khẳng định bản chất lƣơng thiện đẹp đẽ của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập đến mất cả hình ngƣời, tính ngƣời. Chiều sâu mới mẻ của ngòi bút hiện thực và nhân đạo Nam Cao chính là ở chỗ đó. Tác phẩm của Nam Cao không những đã vạch ra nỗi khổ cùng cực của ngƣời nông dân mà còn thể hiện cảm động bản chất đẹp đẽ, cao quý trong tâm hồn của họ (Lão Hạc, Một đám cưới, Dì Hảo).

Ở giai đoạn sáng tác này, Nam Cao chƣa tham gia phong trào cách mạng vì vậy các sáng tác của ông chủ yếu là cách hiểu, cách cảm riêng của nhà văn về thân phận con ngƣời trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Giai đoạn này, Nam Cao đƣợc đánh giá là một nhà văn hiện thực phê phán, một nhà nhân đạo chủ nghĩa.

Trong thời kì sáng tác thứ nhất, tác phẩm của Akutagawa chủ yếu mang màu sắc hoang đƣờng kỳ ảo. Tác phẩm đầu tiên của ông là truyện ngắn Cổng thành Raxiômôn. Truyện đƣợc xây dựng dựa trên một câu chuyện lịch sử của thế kỷ X - XII. Và đại đa số các truyện ngắn của Akutagawa đƣợc sáng tác trong giai đoạn này đều là những truyện mang tính chất lịch sử của Trung Quốc, Nhật Bản và phƣơng Tây (Cổng thành Raxiômôn, Những nỗi thống khổ của địa ngục, Sợi tơ nhện). Nhƣng thực ra, trong những truyện ngắn này, lịch sử chỉ là cái cớ để ông phản ánh hiện tại vì chúng hoàn toàn không có mục đích tái hiện cổ đại. Những con ngƣời trong các truyện đƣợc gọi là truyện lịch sử lại hoàn toàn không phải là lịch sử mà hầu nhƣ là con ngƣời hiện đại. Akutagawa đặt chúng vào những hoàn cảnh khác thƣờng và tạo nên một màu sắc hoang đƣờng nào đó để nghiên cứu tính cách con ngƣời và để đặt ra những vấn đề đạo đức, thẩm mỹ hiện đại. Ngoài các truyện mƣợn truyện lịch sử, truyện ngắn của Akutagawa còn trải rộng trên nhiều đề tài. Tiệc khiêu vũ

một con chiênTruyện Thánh Christopher viết về thời ngƣời ngoại quốc đến truyền giáo; Hứng sáng tác Cánh đồng phố tái hoạ lại đời sống sáng tạo của các nghệ sĩ và những truyện viết cho thiếu nhi. Qua những truyện ngắn này, ông nhấn mạnh đến thói tật của con ngƣời, về sự không hoàn hảo của con ngƣời và xã hội. Và xét ở mặt nào đó, ông lên án sâu sắc xã hội hiện đại mà ông đang sống . Các nhà phê bình ngợi ca những truyện ngắn của Akutagawa trong giai đoạn này là những sáng tác “tân hiện thực”.

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 37 - 39)